Su-34 "mù", bẽ bàng để sổng mục tiêu trước chính khí tài tác chiến điện tử tối tân của Nga

Hùng Nguyễn (từ Moscow, Nga) |

Các máy bay cường kích Su-24 hay Su-34 Nga đều không thể phát hiện được mục tiêu và đành ngậm ngùi bay về căn cứ với sự bẽ bàng vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Thiết bị tác chiến điện tử Nga đã vượt trội của Mỹ

Các chuyên gia quân sự Mỹ đã nhận ra, rằng Nga đã đầu tư cho quốc phòng rất kịp thời và hiện nay các thiết bị tác chiến điện tử (TCĐT) của họ đã vượt những gì có trong quân đội các nước phương Tây (NATO).

Ngành CNQP Nga vừa trình diễn rất thành công hàng trăm sản phẩm quân sự mới trong Triển lãm "ARMY-2017" được tổ chức ở ngoại ô Moscow hồi tháng 8 vừa qua, thu hút được hàng chục ngàn lượt người thăm quan, chú ý. Các thiết bị sẽ được ứng dụng trên xe cơ giới, máy bay và tàu chiến.

Đỉnh điểm của sự kiện là các nhà thầu quốc phòng Nga đã ký được hàng loạt hợp đồng với tổng trị giá là 170 tỷ rúp (khoảng 3 tỷ USD), trong đó, những thành tựu mới rất quan trọng là cung cấp cho quân đội những hệ thống TCĐT như "Vitebsk", "Krasukha", "Moskva".

Khi phân tích về khả năng tác chiến điện tử của Nga ngày nay, nhất là các sản phẩm được trưng bày tại triển lãm ARMY-2017, dễ thấy các lo lắng của NATO về vấn đề này là hoàn toàn có căn cứ.

Sự vượt trội của các thiết bị về TCĐT Nga so với phương Tây, không chỉ về chất mà còn cả về số lượng các thiết bị được ứng dụng trong 10 năm trở lại đây. Có thể liệt kê các tên sản phẩm như Borisoglebsk-2, Algurit, Rtut-BM, Infauna, Krasuha-4, Moskva-1, Parodist, Lorandit-M, Leer-3, Lesochek, Less, Magnyi-REB, Pole-21, Khibini và Vitebsk.

Su-34 mù, bẽ bàng để sổng mục tiêu trước chính khí tài tác chiến điện tử tối tân của Nga - Ảnh 1.

Khí tài TCĐT Infauna.

Trong số này có những thiết bị hoạt động trong phạm vi nhỏ để bảo vệ máy bay, tầu chiến hay các đơn vị trong khu vực chiến sự. Ngoài ra là các thiết bị để vô hiệu hóa các kíp nổ điện tử của các thiết bị nổ tự chế hay những vật gây nổ.

Trong danh sách trên còn có có hai tổ hợp có công suất mạnh với vùng phủ sóng rộng là Krasukha 4 và Moskva 1 được xây dựng trên nguyên tắc mà trước đây không ứng dụng trong thông tin điện tử.

Để chế áp các tín hiệu thông tin ở tất cả các giải tần họ không cần sử dựng và triển khai các giàn ăng ten đồ sộ với công suất lớn để tạo nhiễu. Thiết bị hiện đại mới này có thể bắt được sóng, tìm ra tần số vào tạo ra bản copy và từ đó có thể hình thành tín hiệu tương đương, nhưng thay đổi các thông số với chiều ngược lại trong cấu hình của nó.

Tín hiệu giả đó được phát ra về phía đối phương. Và đòn phản ngược này được đặt tên là "Nhiễu không cần năng lượng".

2 khí tài TCĐT "khủng" nhất của Nga hiện nay...

Tổ hợp Moskva 1, được sản xuất bởi KRET (Tập đoàn công nghệ thông tin điện tử số 1 của Nga) có khả năng thu bắt tín hiệu trong bán kính 400km, từ các nguồn như máy bay, đầu dẫn của tên lửa, các hệ thống định vị, các đài thu phát sóng di động hay đứng yên của lực lượng PK, các nguồn sóng radio, và các đối tượng phát sóng khác.

Nó tự phân tích sóng, bắt tần số và xếp hạng các nguồn sóng. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt bằng thông tin từ phía đối phương nó có thể thu thập thông tin và chuyển cho 9 tổ hợp TCĐT khác để cùng phối hợp làm "mù" đối tượng hoặc tổng lực để tạo nhiễu, che chắn, bảo vệ hoặc truyền tham số mục tiêu cho các đơn vị phòng không của QĐ Nga.

Su-34 mù, bẽ bàng để sổng mục tiêu trước chính khí tài tác chiến điện tử tối tân của Nga - Ảnh 2.

Các khí tài TCĐT được sản xuất bởi KRET.

Cụ thể hoạt động của tổ hợp này thế nào là các thông tin tuyệt mật của những nhà thiết kế và sản xuất. Tuy nhiên, với Moskva 1 trong trường hợp bị tấn công ồ ạt có thể nhận được các thông tin của tất cả những đối tượng cần được phát hiện, giải mã hình dạng, kèm và đưa thông tin chỉ dẫn đến từng mục tiêu.

Loại thông tin này vô cùng hữu hiệu cho các tổ hợp TCĐT, bởi vì nó nhận ra hình dạng khí tài của đối phương và tự biết làm sao để chế áp được các thiết bị điện tử của các khí tài đó và tham số từ Moskva 1 có ích cho các tổ hợp phòng không, cả đời chót là hệ thống tên lửa S-400 mà khả năng bắt mục tiêu cũng là phạm vi 400 km.

Trong trường hợp một đài định vị bị tấn công, S-400 chỉ nhìn thấy các "đối tượng" và xác định được tốc độ, hướng bay và theo dõi chúng. Nhưng với tổ hợp TCĐT Moskva 1, nó biết rõ đối tượng là máy bay hay tên lửa loại gì… và như thế sẽ đơn giản hóa, hay nói cách khác là làm dễ hơn cho các quyết định đánh chặn.

Trước đây một tổ hợp thế này không thể đặt hết trên ba xe cơ sở (khung gầm), nhưng nay với sự đột phá là chuyển từ công nghệ Analog sang công nghệ số, và công suất của các máy tính được tăng lên đáng kể để xử lý thông tin nhận từ ăng ten thu với lưu lượng lớn, điều này đã ở trong tầm tay.

Chất lượng thông tin được xử lý cũng tốt hơn, rõ ràng hơn nhờ có các thuật toán hiện đại trong xử lý thông số.

Một tổ hợp TCĐT được đánh giá cao nữa là Krasukha 4, cũng được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số, chuyên dùng để bảo vệ các đài chỉ huy, các nhóm quân, các khu công nghiệp hoặc hành chính khỏi bị đối phương tấn công.

Tổ hợp có thế chế áp các đài phát sóng di động hoặc đứng im của đối phương bằng cách tạo nhiễu và họ gọi nó là "Nhiễu khôn" bởi vì tổ hợp có thể phân biệt được tín hiệu của ta và của địch trong vùng chiến sự.

Su-34 mù, bẽ bàng để sổng mục tiêu trước chính khí tài tác chiến điện tử tối tân của Nga - Ảnh 3.

Tổ hợp TCĐT Krasukha 4.

Tổ hợp có thể làm không chỉ các máy bay tiêm, cường kích mà còn là các đài định vị, máy bay AWACS và thậm chí cả các vệ tinh gián điệp. Sóng của Krasukha có thể bao quát cả mặt phẳng ngang và mắt phẳng đứng với bán kính đến 300km. Nó có thể là vô hiệu các thiết bị bay không người lái.

Tổ hợp này bắt đầu được nghiên cứu chế tạo từ năm 1995 và đến 2012 mới tiếp nhận vào trang bị cho quân đôi. Tổ hợp Krasukha 4 được tối ưu và đặt trên cơ sở 2 xe vận tải quân sự, đủ gọn nhẹ để đảm bảo nhanh trong di chuyển và triển khai chiến đấu.

Năm 2015, một cơ số tổ hợp được triển khai tại chiến trường Syria và tất nhiên có cả ở căn cứ Khmeimim. Trong vụ tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ đến vùng này mà nguồn tin đã cho rằng TCĐT của Nga, cụ thể là Krasukha 4 đã làm việc rất hiệu quả đánh lừa được nhiều tên lửa Tomahawk khiến chúng không đến đc mục tiêu cần thiết.

Nhiều nhà phân tích có vẻ không đồng tình vì cho rằng đầu dẫn của Tomahawk không phải là đầu điện tử mà là quang điện với độ phân giải + mạch xử lý cao, nhưng trong tên lửa có các mạch điện tử và như thế cũng đủ để Krasukha "túm được" và tác động đến đường bay của Tomahawk.

Krasukha 4 đã tham gia nhiều các cuộc tập trận và phản kháng đc các đòn tấn công của quân đối phương (giả định). Trong đó các máy bay cường kích Su-24 hay Su-34 bay trong vùng mà Krasukha 4 bảo vệ đều không thể phát hiện được mục tiêu và đành ngậm ngùi bay về căn cứ với sự bẽ bàng là không hoàn thành nhiệm vụ.

Máy bay tiêm kích bom Su-34 Nga sử dụng vũ khí có điều khiển chính xác

... và hơn thế nữa

Một tổ hơp TCĐT tối tân khác của Nga phải được nhắc đến là Vitevsk lắp trên máy bay trực thăng Mi-8 để bảo vệ máy bay khỏi các đòn tấn công từ các loại tên lửa vác vai hoặc được lắp trên các loại trực thăng khác có nhiệm vụ phát hiện và tấn công mục tiêu trên mặt đất. Chúng có thể bảo vệ máy bay ở độ cao thấp khỏi sự tấn công của tên lửa vác vai Stinger.

Vitevsk được trang bị máy quét hồng ngoại và tia cực tím phát hiện điểm nổ khi phóng tên lửa, thiết bị phát hiện ra sóng laser hay là sóng định vị, đài chế áp quang điện tử, các đài tạo nhiễu tích cực các thiết bị tung tin (mục tiêu) giả.

Nói tóm lại là Vitevsk phát hiện được tất cả các loại thiết bị tạo tin, gây nhiễu, chế áp định vị của đối phương như tích cực, tiêu cực, nhiệt, laser và quang điện.

Các chuyên gia quân sự Nga thường xuyên cải tiến các hệ thống TCĐT để đối phó với các thiết bị bay không người lái ngày càng hiện đại, tối tân và rất hiệu quả. Một thiết bị mới nữa là Repellent, nó được sản sinh ra với nhiệm vụ phát hiện và vô hiệu hóa thiết bị bay không người lái ở phạm vi đến 35 km.

Nó có thể phát hiên các thiết bị bay rất nhỏ trong mọi điều kiện ngày và đêm, thời tiết không tốt, gió to và băng tuyết. Thậm chí có thể làm việc ở điều kiên thời tiết tồi tệ nhất như ở vùng Bắc cực khi nhiệt độ xuống đến âm 45 độ C. Để chiến đấu với cả những máy bay không người lái cỡ nhỏ, người Nga đã xử lý để tổ hợp có thể triển khai và chiến đấu chỉ bằng vài chiến sỹ.

Su-34 mù, bẽ bàng để sổng mục tiêu trước chính khí tài tác chiến điện tử tối tân của Nga - Ảnh 5.

Repellent phát hiện và vô hiệu hóa thiết bị bay không người lái ở phạm vi đến 35 km.

Chuyên gia quân sự Mỹ rất đau đầu và tức tối

Sự phát triển và tiến bộ nhanh trong CNQP Nga đã làm các chuyên gia quân sự Mỹ rất đau đầu và tức tối. Họ đã cảm thấy lo lắng trước những thành tựu trong khoa học quân sự của Nga. Bằng chứng là năm 2016, một tướng cao cấp của KQ Mỹ đã phải thốt lên rằng trong 20 năm gần đây Lầu Năm Góc không chú tâm lắm đến TCĐT, và đã để Kremlim vượt mặt trong lĩnh vực này.

Tư lệnh Lục quân Mỹ ở EU - Trung tướng Ben Hodges thì nói rằng: thành công của TCĐT Nga ở Syria thật là "không tưởng".

Năm 2015 khi Nga bắt đầu tích cực tham chiến tại Syria, Trung tướng Mỹ Edward Cardon tuyên bố rằng Hoa Kỳ không tiến về phía trước (trong mảng TCĐT) một cách nhanh chóng để phù hợp với các hiểm họa.

Cùng trong năm 2015 đó các chuyên gia quân sự Mỹ đã sáng mắt ra là Nga đã đầu tư đúng lúc, đúng chỗ cho các thiết bị TCĐT và đã vượt trội so với lực lượng của phương Tây.

Còn Đại tá Jeffrey Church, chỉ huy lực lượng TCĐT của Lục quân Mỹ nhận ra rằng Nga có nhiều tiểu đoàn hay lữ đoàn chỉ thực hiện nhiệm vụ của TCĐT và họ được trang bị khí tài đặc chủng và có hệ thống điều hành chiến đấu tích hợp thống nhất.

Bắt đầu từ 2017 các chuyên gia quân sự Mỹ mới bắt đầu chú tâm trang bị cho QĐ Mỹ ác trang thiết bị cần thiết và nghiên cứu khả năng để chống lại các thành tựu của TCĐT Nga trong các môi trường chiến tranh như trên bộ, trên không và trên mặt nước. Lực lượng lục quân đòi hỏi rằng tất cả các thiết bị bay không người lái của họ phải được trang bị các thiết bị của TCĐT.

Cần phải nhắc đến một thiết bị bay không người lái cỡ vừa Orlan 10 của Nga được lắp thiết bị TCĐT Leer 3, có thể đảm bảo chế áp các sóng mobilephone, và không nghi ngờ là người Mỹ rất quan tâm đến các hệ thống này vì họ biết rất rõ là Nga đang sử dụng cả ở miền Đông Ukraina lẫn ở cả Syria.

Đến bây giờ Mỹ mới bắt đầu chú tâm đến vần đề này và họ biết rằng họ đã bị Nga vượt ở một khoảng khá xa.

Bây giờ họ đã nhận ra là TCĐT của Nga có thể gây nguy hiểm cho QĐ Mỹ và NATO vì rõ ràng trước đây họ đã ít tập chung đầu tư cả tiền và trang bị cho măng công nghiệp QP quan trọng này. Người Nga đã cho Mỹ thấy hiệu quả của TCĐT tại Syria, miền Đông Ukraina và ngay sau đó là cuộc tập trận rầm rộ "Zapad 2017".

Theo dõi thành tựu của TCĐT được áp dụng trong QĐ Nga có thế cho Mỹ những bài học và kinh nghiệm để đương đầu trong tương lai. Các chuyên gia quân sự đều đánh giá rằng nhờ có TCĐT mà tiềm năng của bộ binh được tăng lên gấp 2 lần và giảm thiệt hại cho không quân đến 6 lần.

Người ta đã đặt cược rất cao, vì thế sự trả giá cho cuộc chạy đua vũ trang trong mảng TCĐT các năm tới đây chỉ có tăng lên mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại