Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon

Thiên Long |

Những cửa hàng tự phục vụ xuất hiện tại Trung Quốc mới đây gần như không có nhân viên thu ngân và cũng không còn cảnh xếp hàng đợi thanh toán mất thời gian.

Hồi cuối năm 2016, gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ, Amazon đã đã mở chuỗi cửa hàng tiện dụng tự phục vụ đầu tiên có tên Amazon Go. Người mua chỉ cần bước vào, lấy món đồ và thanh toán bằng tài khoản trả sau.

Những cửa hàng đặc biệt như vậy gần như không có nhân viên thu ngân và cũng không còn cảnh xếp hàng đợi thanh toán mất thời gian. Amazon tin rằng đây chính là tương lai của mua sắm.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 1.

Tuy nhiên không chỉ có Amazon đang nhìn thấy xu hướng tương lai này, các start-up công nghệ Trung Quốc cũng khá nhanh nhạy trong việc triển khai các cửa hàng công nghệ cao, tự phục vụ.

BingoBox, một start-up tại Quảng Đông, Trung Quốc đã lắp đặt thử nghiệm khoảng hơn chục cửa hàng tự phục vụ trên khắp Trung Quốc. Các cửa hàng này mở cửa 24/24 và phương thức hoạt động gần như tương đồng với Amazon Go.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 2.

Lối vào cửa hàng được lắp một máy nhận dạng khuôn mặt giúp kiểm tra và cấp lệnh vào cửa hàng. Người tiêu dùng sẽ cần quét mã QR code trên điện thoại để vào bên trong.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 3.

Điều này cũng có nghĩa, để mua sắm thường xuyên trong cửa hàng, người dùng sẽ cần có một tài khoản bao gồm ảnh chụp cá nhân. Ngoài ra trên giỏ hàng đều được lắp đặt thêm camera và cảm biến giám sát.

Các máy quét sẽ hoạt động thêm một lần nữa trước khi người mua ra ngoài. Tài khoản sử dụng để trả tiền mua hàng thông qua ví điện tử WeChat và hình thức quét mã QR code.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 4.

BingoBox dự kiến sẽ mở rộng quy mô lên tới 5000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc au 1 năm triển khai.

Sự tiện lợi là điều không thể chối cãi với mô hình cửa hàng này, tuy nhiên cửa hàng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định. BingoBox đã phải tạm dừng hoạt động một cửa hàng tại Thượng Hải tới hai lần do phàn nàn về dịch vụ khách hàng.

BingoBox không phải là công ty đầu tiên đưa mô hình Amazon Go về Trung Quốc. Trước đó, Alibaba đã đưa khái niệm cửa hàng tự phục vụ tới người tiêu dùng với cửa hàng TaoCafe. Cửa hàng có cách hoạt động tương tự, thậm chí tích hợp hệ thống xác định xem người mua có bỏ quên đồ đã mua ở cửa hàng hay không.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 5.

Nhà phân tích Wang Xiaofeng đến từ hãng phân tích Forrester Research khẳng định, trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công cho mô hình kinh doanh khá lạ lẫm này. Mặc dù vậy để thành công, các hãng công nghệ cần thăm dò sở thích và nhu cầu khách hàng nhiều hơn.

Một số hình ảnh về cửa hàng tiện lợi "tự phục vụ của BingoBox :

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 6.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 7.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 8.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 9.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 10.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 11.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 12.

Start-up Trung Quốc này xây dựng cửa hàng “tự phục vụ” như Amazon - Ảnh 13.

Nguồn: Gizmochina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại