Hiện tại, Đức đóng vai trò quan trọng trong phép thử về khủng hoảng y tế cộng đồng, khủng hoảng kinh tế và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo CNBC, đối với Thủ tướng Angela Merkel, đây là điểm cuối cùng trong di sản lịch sử trong khi Thủ tướng Đức minh họa sự lãnh đạo trong nỗ lực thống nhất và định hình một châu Âu phát triển trong khoảng 15 năm.
"Bằng cách nào châu Âu có thể vượt qua khủng hoảng sẽ quyết định tương lai cho sự thịnh vượng của châu Âu và vai trò của châu Âu trên thế giới", Thủ tướng Merkel nói khi bà đảm nhận Chủ tịch EU.
Trong chuyến thăm đầu tiên ngoài Đức kể từ khi lệnh phong tỏa Covid-19 áp dụng, Thủ tướng Merkel đã làm rõ rằng không ai có thể tự giải quyết khủng hoảng.
"Chúng ta tất cả vẫn còn đối mặt với rủi ro", Thủ tướng Merkel cho biết.
Những người hiểu Thủ tướng Merkel nhất nói rằng những gì thúc đẩy tính cấp bách và quyết đoán qua các thông điệp của bà Merkel tồn tại lo ngại rằng liên minh châu Âu có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong dịch bệnh, kinh tế. Thủ tướng Merkel hiểu rằng thách thức đối với châu Âu là bản chất tồn tại hơn so với các thách thức đối với Trung Quốc, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác, ngay cả khi Anh đã ra khỏi liên minh.
Trung Quốc và Mỹ đang nổi lên trong các tương tác hệ thống chính trị và các thành viên 27 nước châu Âu đang nỗ lực vượt qua khủng hoảng dịch bệnh.
"Chúng ta không thể cho phép bản thân mình trở nên ngây ngô", Thủ tướng Merkel nói trước Nghị viện châu Âu tuần này. "Trong nhiều quốc gia thành viên, các đối thủ với châu Âu có thể lợi dụng khủng hoảng để đạt được mục đích của riêng họ".
Các nỗ lực của Thủ tướng Merkel sẽ nhấn mạnh vào thứ Bảy tới (17/7) tại thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm thảo luận về kế hoạch hồi phục dịch bệnh và ngân sách dài lâu cho châu Âu. Giống với cách Thủ tướng Đức Merkel từng làm, Đức chưa từng hỗ trợ tập trung ngân sách quốc gia giúp đỡ các khu vực khó khăn ở hơn của châu Âu.
Đó sẽ là phép thử đối với vai trò lãnh đạo của bà Merkel bên cạnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu khác.
Vào cùng thời điểm, Đức là trung tâm chú ý trong tương quan hệ chiến lược xuyên Đại Tây Dương.
Đức sẽ tiếp tục xác định là đối tác chiến lược và đồng minh của Mỹ? Hay quốc gia này sẽ tập trung nhiều hơn vào liên kết với Trung Quốc và Nga trong bối cảnh gần gũi về địa lý và lợi ích năng lượng? Do đó, với liên minh châu Âu, thay vì thả nổi tự do giữa các cường quốc trong việc theo đuổi quyền lực tự trị chiến lược thì cần thiết hướng tới một châu Âu hòa bình và hội nhập hơn.
Theo CNBC, thái độ của châu Âu đối với Mỹ đã thay đổi đáng kể trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Cuộc thăm dò mới nhất do Hội đồng Đối ngoại châu Âu thực hiện tại Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức và Tây Ban Nha cho biết, khoảng 2/3 người tham gia khảo sát đều không có đánh giá cao cho quan hệ giữa châu Âu và Mỹ.
Tại Đức, tâm trạng đang trở nên tồi tệ hơn sau thông báo của Tổng thống Trump vào ngày 15/6 về kế hoạch rút 9500 trong tổng số 34.500 quân binh khỏi Đức, thậm chí Mỹ cũng đã áp trừng phạt thương mại mới lên tới 3.1 tỷ đô la vào châu Âu.
Mỹ đã chịu nhiều chỉ trích và đồn đoán sau quyết định này.
Các quan chức Đức bày tỏ hoài nghi về khả năng cuộc bầu cử của cựu phó Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 có thể làm thay đổi quỹ đạo này.
"Tất cả mọi người đều nghĩ rằng mọi thứ trong quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ đều diễn ra như trước đây với khả năng thấp trong thay đổi cấu trúc", Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Mass nói với cơ quan báo chí Đức – DPA trong tuần này.
Thủ tướng Đức Merkel đã đưa quan hệ với Bắc Kinh trở thành nền tảng trong nhiệm kỳ tổng thống liên minh châu Âu khi các cơ sở sản xuất của quốc gia này đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần kể từ khi Thủ tướng Merkel tiếp quản quốc gia này vào năm 2005 đưa Bắc Kinh trở thành thị trường số một của Berlin. Mỹ đứng thứ ba trong xếp hạng.
Các giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu đều có mặt của Đức.
Người dân châu Âu đổ lỗi cho chính sách thương mại khắt khe của Tổng thống Trump đã ảnh hưởng đến liên minh và đe dọa đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Đức, Thủ tướng Merkel có thể phải đưa ra định hướng mới, trong đó có Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với Đức và Thủ tướng Merkel, hứa hẹn cơ hội thứ hai cho tinh thần lãnh đạo có thể chỉ lấp đầy nếu bà có cách hạn chế sự xói mòn trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương và khôi phục lại quan hệ châu Âu với Mỹ.
Đức từ lâu đã duy trì khát vọng châu Âu và xuyên Đại Tây Dương củng cố lẫn nhau. Đến lúc này, Thủ tướng Đức Merkel cũng đang có hướng đi như vậy nhằm đảm bảo di sản của bà và nước Đức – hi vọng cho sự kiên cường và đoàn kết của liên minh châu Âu.