Tín hiệu quan hệ Mỹ-Đức sau loạt căng thẳng chưa thể hạ nhiệt

Hồng Nhung |

Tờ CNBC cho biết, quan hệ ngoại giao giữa Washington và Berlin đang đi xuống rõ rệt trong những năm gần đây.

Bộ Ngoại giao Đức đưa ra cảnh báo rằng quan hệ giữa Mỹ và Đức có thể không bao giờ trở lại được như xưa sau hàng loạt các căng thẳng gần đây.

"Tín hiệu căng thẳng giữa Mỹ và Đức đang đẩy lên đỉnh điểm gần đây", ông Heiko Maas cho biết đồng thời nói trong tuần này rằng liên minh giữa Mỹ và Đức có thể không hồi phục ngay cả khi đối thủ của Tổng thống Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng – ông Joe Biden có thể chiến thắng bầu cử sắp tới.

"Mọi người nghĩ rằng mọi thứ trong quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ có thể quay trở lại như trước đây nhưng đó phải là khi gương mặt mới xuất hiện với năng lực của một Tổng thống Đảng Dân chủ. Và kết quả thì phải chờ đến sau bầu cử Mỹ", ông Maas nói với cơ quan báo chí Đức DPA Sunday - Deutsche Welle báo cáo.

"Quan hệ xuyên Đại Tây Dương rất quan trọng. Đây là điều quan trọng và chúng tôi đang nỗ lực đảm bảo quan hệ có tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, theo cách hiện tại, họ không còn đáp ứng nhu cầu của cả hai bên dành cho nhau", ông Mass cho biết.

Có thể rằng, Mỹ và Đức là hai nền kinh tế và tầm ảnh hưởng chính trị lớn nhất thế giới phương Tây. Và cho tới gần đây, quan hệ hai nước đang nhìn thấy tín hiệu nhiều căng thẳng đi xuống trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Về vấn đề chi tiêu quốc phòng, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và châu Âu cũng như thách thức từ việc áp thuế quan của Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu xe hơi của Đức hiện đang gây nhiều tranh cãi. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến đường ống dẫn khí đốt khổng lồ Nord Stream 2 (trong dự án của Đức và Nga). Gần đây nhất là việc Mỹ quyết định rút quân khỏi Đức.

Chi tiêu quốc phòng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích đối với Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu kể từ khi ông chiến thắng bầu cử Mỹ năm 2016.

NATO cũng nhiều lần căng thẳng từ việc lên tiếng của Tổng thống Trump kêu gọi Đức nên tập trung nhiều hơn nữa vào chi tiêu quốc phòng. Vào giữa tháng Sáu, Tổng thống Trump một lần nữa cho rằng Đức đang chịu khoản nợ phạm pháp trong chi tiêu quốc phòng khi cho rằng Berlin vẫn chưa đáp ứng cam kết chi 2% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) cho quốc phòng theo yêu cầu Hiệp ước NATO 2014.

"Chúng ta đang bảo vệ Đức và chính họ đang vi phạm. Điều này không có bất kỳ nghĩa lý nào", Tổng thống Trump nói đồng thời cho biết Mỹ đảng giảm quân binh ở Đức vì cho rằng việc đóng quân tại Đức đồng nghĩa với việc Berlin phải trả giá cao hơn nữa đối với Mỹ.

Theo CNBC, Đức đã chi khoảng 1.38% cho chi tiêu quốc phòng trong năm 2019 trong khi NATO ước tính Mỹ đã chi khoảng 3.42% cho chi tiêu quốc phòng. Đức cho biết, vào năm ngoái, họ đã đáp ứng 2% mục tiêu vào năm 2031.

Tổng thống Trump cũng cáo buộc Đức và liên minh châu Âu đang có quan hệ thương mại không tốt với Mỹ đồng thời nói rằng "chúng ta đang làm ảnh hưởng xấu đến thương mại và làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ trong NATO". Tổng thống Trump cũng đe dọa áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu xe hơi châu Âu – động thái sẽ khiến tổn hại đến Đức vốn là quê hương của sản xuất xe hơi của châu Âu.

Các kế hoạch rút khoảng 9.500 quân khỏi Đức của Mỹ cũng đã gây ra nhiều căng thẳng từ phía châu Âu và một số chỉ trích từ nghị sĩ Mỹ khi cả hai đều bày tỏ lo ngại về khả năng tăng ảnh hưởng của Nga sau động thái trên của Mỹ.

Trong khi đó, nhóm các quốc gia 7 thành viên trong liên minh bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Italy và Nhật Bản cũng bày tỏ căng thẳng về vấn đề này.

Theo CNBC, Tổng thống Trump trước đó đã từ chối tán thành các kết luận tại hội nghị thượng đỉnh G-7 khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ chút thất vọng. Thủ tướng Merkel gần đây đã từ chối lời mời của Tổng thống Trump đến hội nghị thượng đỉnh G7 ở Washington với lý do đại dịch Covid-19.

Dự án Nord Stream 2

Mối quan hệ của Đức với Nga, đặc biệt khi là khi nhắc đến năng lượng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi khác. Các quan chức của Mỹ đang chỉ trích Nord Stream 2 – một dự án cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ chuyển khí đốt từ Nga sang Đức và bỏ qua Ukraine.

Tổng thống Trump nói vào năm 2018 rằng Đức "đang bị kiểm soát toàn bộ" bởi Nga vào tháng 12/2019 đồng thời áp trừng phạt vào dự án này trong bối cảnh dự án sắp đi vào hoàn thành khiến Nga và Đức bày tỏ nhiều chỉ trích. Về phần mình, Berlin đã phản ứng bằng cách nói rằng chính sách năng lượng của châu Âu phải do phía châu Âu tự quyết mà không phải là Mỹ.

Theo tờ báo, Mỹ đang cân nhắc xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với các dự án đường ống – động thái có thể tạo ra các phản ứng đáp trả từ Đức. Chình quyền bà Merkel đang cân nhắc xem xét kêu gọi hành động phối hợp của liên minh châu Âu, hai quan chức Đức cho biết trên tờ Bloomberg vào tuần trước.

Về phía Nga, Người phát ngôn Tổng thống Vladimir Putin -- ông Dmitri Peskov nói trên CNBC đầu tháng Sáu rằng bất kỳ trừng phạt thêm nào của Mỹ về Nord Stream 2 đều được xem là hành động cạnh tranh không lành mạnh trái với luật pháp quốc tế và quy tắc về thương mại quốc tế.

"Chúng tôi cân nhắc mức độ rất nguy hiểm đối với kinh tế toàn cầu và môi trường kinh tế. Chúng tôi biết rằng các đối tác của chúng tôi từ Đức và châu Âu cũng cảm thấy nhiều lo lắng trước các thách thức và chúng tôi quyết tâm tiếp tục các công trình xây dựng trong khuôn khổ các dự án quốc tế", ông Pesko nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại