'Soi' điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu Nhật Bản tại TP.HCM

Việt Hùng - Hải Long |

Vỏ tàu Cát Linh-Hà Đông bằng inox, màu xanh lá cây với biểu tượng Khuê Văn Các trong khi vỏ tàu Bến Thành-Suối Tiên bằng hợp kim nhôm, sơn màu xanh dương với logo hình búp sen.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 1.

Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động sau 10 năm chờ đợi. 13 đoàn tàu của dự án này do công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất. Mỗi đoàn tàu có 4 toa với sức chứa 960 hành khách.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 2.

Toa tàu có vỏ làm bằng inox, dài gần 20 m; chiều rộng lớn nhất 2,8 m; cao 3,8m. Phía bên ngoài, đoàn tàu có màu sắc chủ đạo là xanh lá cây, tạo cảm giác trẻ trung, năng động, thân thiện với môi trường. Phía trước đầu tàu được trang trí hình Khuê Văn Các, biểu tượng Hà Nội.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 3.

Bên trong nội thất tàu có màu ghi sáng, điểm xuyết những nét xanh lá cây. Ánh sáng trắng tạo cảm giác dễ chịu, thông thoáng.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 4.

Ghế bằng nhựa composite màu trắng. Ở 2 bên mỗi toa tàu có phần ghế màu vàng để ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 5.

Tay nắm màu xanh để giữ thăng bằng trong quá trình tàu di chuyển.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 6.

Phía trên cửa ra vào có sơ đồ mô tả hành trình của tàu. Khi đến ga nào, đèn tín hiệu ở ga đó sẽ sáng lên và hành khách sẽ được thông báo qua loa.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 7.

Mỗi toa tàu có 8 cửa chia đều cho 2 bên. Mỗi cửa rộng 1,3m. Theo nhà sản xuất, khung tàu được chế tạo bằng kết cấu thép không gỉ, nhập khẩu từ Đức. Linh kiện động cơ của tàu được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như Nhật Bản, Bỉ…

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 8.

Buồng lái được đặt ở phía trước. Các lái tàu đều được đào tạo tại Trung Quốc. Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tốc độ vận hành trung bình 35 km/h. Thời gian đi hết chặng đường 13 km là 25 phút, bao gồm thời gian dừng 45 giây ở mỗi ga.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 9.

Tàu metro Bến Thành - Suối Tiên do công ty Hitachi (Nhật Bản) sản xuất có 3 toa, mỗi toa dài 21 m, rộng và cao 3 m. Vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm, nặng 37 tấn. Tàu có sức chứa 930 khách với 147 ghế ngồi.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 10.

Tàu có màu sắc chủ đạo là trắng và xanh dương mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Không những thế, đây còn là 2 màu dễ phân biệt ngay với với người bị hội chứng mù màu. Phía trước đoàn tàu có logo cách điệu búp hoa sen và chữ M của từ metro.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 11.

Bên trong toa tàu có 2 hàng ghế ngồi màu trắng và xanh dương, cùng tông với màu sơn bên ngoài.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 12.

Ghế được chế tạo bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh (FRP), khó bám bụi và dễ vệ sinh. Lưng ghế có độ dốc phù hợp để hành khách ngồi thoải mái.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 13.

Tàu có 783 tay nắm, mỗi cái cách nhau khoảng 0,4 m. Tay nắm được thiết kế lõm dạng ngón tay giúp hành khách bám chắc chắn.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 14.

Phía trên cửa có lộ trình chạy tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Khi đến ga nào, đèn ở đó sẽ sáng.

Soi điểm khác biệt của tàu của Trung Quốc ở Hà Nội và tàu  Nhật Bản tại TP.HCM - Ảnh 15.

Buồng lái được bố trí ở hai đầu của đoàn tàu. Tại mỗi buồng lái đều có bộ ghi dữ liệu để ghi lại các thông tin như tốc độ, phương thức điều khiển để phục vụ mục đích điều tra khi có sự cố. Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên khởi công tháng 3/2007 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023, đầu năm2024.

Cùng chuyên mục
Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc vì liên quan đến các dự án AIC, FLC.

Xe khách cán 1 học sinh tử vong trên đường đến trường

Xe khách cán 1 học sinh tử vong trên đường đến trường

Trên đường đến trường, xe máy của 2 học sinh lớp 8 va chạm với xe khách. Hai em bị chiếc xe này cán qua người khiến 1 em tử vong, 1 em bị thương.

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Email: btv@soha.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
Email: giaitrixahoi@admicro.vn
Hỗ trợ & CSKH:
Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: (84 24) 7307 7979
Fax: (84 24) 7307 7980
Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên