Những điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam

Việt Hùng |

Cả 3 tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; Bến Thành - Suối Tiên; Cát Linh - Hà Đông đều chậm tiến độ nhiều năm và đội vốn 'khủng'.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: 10 năm thi công, 10 lần lỡ hẹn

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do công ty hữu hạn tập đoàn cục 6 Trung Quốc làm tổng thầu khởi công vào tháng 10/2011. Sau 10 lần lỡ hẹn, dự án cuối cùng cũng được bàn giao và vận hành chính thức vào ngày 6/11.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 2.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và có 12 ga ở trên cao. Tổng mức đầu tư ban đầu là 8.769 tỷ đồng. Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư bị điều chỉnh lên tới 18.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do thay đổi phương án nhà ga từ 2 thành 3 tầng; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu; tăng chi phí giải phóng mặt bằng và giá nguyên vật liệu...

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 3.

Trong quá trình xây dựng, dự án đường sắt đô thị này gặp nhiều tai nạn nghiêm trọng như vụ sập giàn giáo đè vào xe taxi, rơi thanh thép khiến 3 người thương vong...

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 4.

Dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội sử dụng 733 người, trong đó có 41 lái tàu được đào tạo tại Trung Quốc. Trong ảnh là nhân viên làm việc ở trung tâm điều khiển đặt tại Depot Yên Nghĩa.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 5.

Toa tàu có vỏ làm bằng inox, dài gần 20 m; chiều rộng lớn nhất 2,8 m; cao 3,8m. Phía bên ngoài, đoàn tàu có màu sắc chủ đạo là xanh lá cây, tạo cảm giác trẻ trung, năng động, thân thiện với môi trường. Phía trước đầu tàu được trang trí hình Khuê Văn Các, biểu tượng của Hà Nội.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 6.

Nội thất bên trong sơn màu ghi sáng, điểm xuyết xanh lá cây. Ánh sáng trắng tạo cảm giác thoáng đãng. Ghế ngồi làm bằng nhựa composite chắc chắn. Các đoàn tàu đều được công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 7.

Sau khi vận hành vào ngày 6/11, chỉ sau 4 ngày đã có hàng trăm nghìn lượt người trải nghiệm. Tàu điện trên cao tỏ rõ ưu thế vượt trội trong giờ cao điểm khi có tuyến đường riêng nên không bị ảnh hưởng bởi tắc đường.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Làm 12 km trong 12 năm, đội vốn 10.400 tỷ đồng

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 8.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội do liên danh nhà thầu Huyndai E&C (Hàn Quốc) và Ghella (Italia) xây dựng, khởi công từ tháng 10/2010. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành năm 2018 nhưng sau đó điều chỉnh thời gian vận hành đoạn trên cao đến tháng 4/2021 và vận hành toàn tuyến tháng 12/2022.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 9.

Tuyến đường sắt đô thị này dài 12,5 km trong đó 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 22.510 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên mức 32.910 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu đến từ vay ODA của chính phủ Pháp và các ngân hàng.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 10.

Trong quá trình xây dựng, dự án cũng để xảy ra những vụ tai nạn lớn như đổ cần cẩu vào nhà dân, rơi thanh thép xuống đường...

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 11.

Dự án có 10 đoàn tàu do tập đoàn Altstom (Pháp) sản xuất. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chứa 850-950 khách. Tàu được sơn màu vàng, đỏ và ghi xám lấy cảm hứng từ quả thanh long và màu xanh lá mạ.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 12.

Bên trong tàu được sơn màu trắng và vàng. Sàn tàu khá thấp nên dễ lên xuống, đặc biệt với người đi xe lăn. Ghế ngồi có phần tựa lưng chắc chắn. Hiện các đoàn tàu đã được lắp đặt xong, chuẩn bị chạy thử vào tháng 12.

Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đội vốn 26.400 tỷ đồng, 14 năm vẫn chưa chạy thử

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 13.

Dự án Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) khởi công từ năm 2007, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2018. Tuy nhiên, sau đó đã được lùi xuống quý IV năm 2021 và hiện lại lùi tiếp đến cuối năm 2023. Trong ảnh là công trình xây dựng ga Bến Thành.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 14.

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là hơn 17.387 tỷ đồng nhưng sau đó bị điều chỉnh tăng lên mức 43.757 tỷ đồng. Nguyên nhân do thay đổi về quy mô, khối lượng, thiết kế các ga ngầm và do trượt giá sau thời gian thi công kéo dài.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 15.

Metro Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km. Trong đó 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Hiện, đơn vị thi công đang hoàn thiện đoạn ray ngầm cuối cùng. Tổng tiến độ dự án đạt khoảng 88%. Trong ảnh là đoạn đi ngầm gần ga Ba Son.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 16.

Cuối năm 2020, một sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của dự án xảy ra khi gối dầm cầu cạn bị rơi khỏi vị trí lắp đặt làm hỏng đường ray phía trên, bung các bu lông liên kết ở bệ đỡ bên dưới. Bê tông đệm đường ray bị nứt. Sau đó đến tháng 4 năm nay, 4 gối dầm khác cũng bị dịch chuyển khỏi đá kê 7-11 mm.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 17.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên có 17 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 3 toa, mỗi toa dài 21 m, rộng và cao 3 m. Cả đoàn tàu có sức chứa 930 hành khách.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 18.

Các đoàn tàu do công ty Hitachi (Nhật Bản) sản xuất. Vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm, nặng 37 tấn. Tàu có màu sắc chủ đạo là trắng và xanh dương mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Phía trước đoàn tàu có logo cách điệu búp hoa sen và chữ M của từ metro. Trong ảnh là toa tàu đầu tiên được vận chuyển về cảng Khánh Hội tháng 10/2020.

Soi điểm chung khó chấp nhận của 3 tuyến đường sắt Trung Quốc, Nhật, Pháp làm ở Việt Nam - Ảnh 19.

Bên trong toa tàu có 2 hàng ghế ngồi màu trắng và xanh dương, cùng tông với màu sơn bên ngoài. Ghế được chế tạo bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh (FRP), khó bám bụi và dễ vệ sinh.

So sánh 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông và Metro Nhổn - Ga Hà Nội (Clip: Nguyễn Việt Hùng)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại