Số lượng tiêm kích MiG-29 Triều Tiên tăng vùn vụt dù bị bao vây cấm vận: Giải mã bí ẩn

Hoài Giang |

Với ngân sách eo hẹp, Triều Tiên cho thấy họ khéo léo ra sao trong giới hạn để vừa đàm phán với người Nga nhằm mua Su-35 vừa sản xuất liên tục và hiện đại hóa MiG-29.

Quân đội Triều Tiên vẫn liên tục phát triển

Hôm 17/4, Nhà lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong Un đã thị sát một cuộc tập trận quân sự của lực lượng phòng không và không quân Quân đội nhân dân Triều Tiên tại căn cứ Sunchon ở phía Bắc Bình Nhưỡng.

Trong cuộc tập trận này, các máy bay tiêm kích MiG-29 Triều Tiênđã bay trình diễn trước sự quan sát của ông Kim Jong Un.

Số lượng tiêm kích MiG-29 Triều Tiên tăng vùn vụt dù bị bao vây cấm vận: Giải mã bí ẩn - Ảnh 1.

Ông Kim Jong Un và các phi công MiG-29 hôm 17/4.

Các lực lượng vũ trang của Triều Tiên đã có nhiều bài học xương máu và tàn khốc trong Chiến tranh Triều Tiên của việc bị mất ưu thế trên không. Vì thế, phòng không và không quân từ trước đến nay luôn là ưu tiên chính trong học thuyết quân sự của quốc gia này. Trong đó, Liên Xô luôn là nhà cung cấp vũ khí chủ chốt.

Vào thập niên 50-60, Triều Tiên là nước duy nhất từng được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại S-25 "Berkut", tương tự như các hệ thống bảo vệ Moscow của Liên Xô.

Tiếp đó Bình Nhưỡng đã liên tục nâng cấp mạng lưới phòng không và lực lượng máy bay chiến đấu trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, người ta tin rằng Triều Tiên sẽ không thể có được vũ khí hiện đại cho phòng không - không quân, hay thậm chí là phụ tùng để thay thế, bảo dưỡng và hiện đại hóa các hệ thống hiện có.

Nhận định này đã mang lại cho Mỹ và các đồng minh niềm tin rằng họ có lợi thế áp đảo trong trường hợp chiến tranh xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, một phân tích về sự phát triển quốc phòng của Triều Tiên kể từ cuối những năm 1980 và khả năng hỗ trợ của Nga cho nước láng giềng Đông Á, giúp giải thích lý do tại sao quốc gia này vẫn tiếp tục có khả năng tiến hành chiến tranh trên không bất chấp kỳ vọng của đối thủ.

Trước chuyến thăm của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung tới Liên Xô vào tháng 10/1986, Moscow đã đồng ý cung cấp cho nước này những chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-29 "Fulcrum" đầu tiên, loại máy bay vốn chỉ mới được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô vài năm trước.

So với chương trình Su-27 "Flanker" lúc này đang vật lộn trong những ngày đầu sản xuất hạn chế, MiG-29 "Fulcrum" đã là máy bay có khả năng hoạt động tốt nhất ở Liên Xô vào thời điểm đó.

Bình Nhưỡng đã nỗ lực hết sức để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng với siêu cường láng giềng kể từ năm 1984.

Liên Xô liên tục giúp hiện đại hóa Không quân của Triều Tiên khi cung cấp hàng loạt các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay chiến đấu MiG-23, Su-25, hệ thống radar cảnh báo sớm Tin Shield, hệ thống phòng không S-200,...

Số lượng tiêm kích MiG-29 Triều Tiên tăng vùn vụt dù bị bao vây cấm vận: Giải mã bí ẩn - Ảnh 3.

MiG-29, MiG-23, MiG-21 và Su-25 là những loại máy bay hiện đại có trong trang bị của Triều Tiên.

Giải mã bí ẩn về số lượng và chất lượng tiêm kích MiG-29 Triều Tiên

Trong khi Triều Tiên được cho là đã nhận được khoảng 20 MiG-29 từ Liên Xô, Không quân nước này đã tiếp tục mở rộng các phi đội của mình bằng cách xin giấy phép và hỗ trợ công nghệ từ Liên Xô để sản xuất/lắp ráp dòng máy bay phản lực thế hệ thứ 4 hiện đại này.

Giấy phép được trao cho Bình Nhưỡng vào năm 1987, và Triều Tiên đã mở một dây chuyền sản xuất nhỏ có khả năng xuất xưởng từ 2-3 máy bay chiến đấu MiG-29 "Fulcrum" mỗi năm tại Kwagsan và Taechun ở tỉnh Pyongan Bắc.

Đến cuối những năm 1990, 15 máy bay đã được ra lò, một con số khiêm tốn so với các dây chuyền sản xuất của Liên Xô (hàng chục máy bay mỗi năm) tuy nhiên vẫn là một sự bổ sung đáng kể cho các phi đội của Triều Tiên. Một số thành phần chính của máy bay phải nhập khẩu từ Nga.

Chiếc máy bay MiG-29 đầu tiên do Triều Tiên chế tạo đã bay thử lần đầu vào ngày 15/4/1993 và được đánh giá là tương đương với sản phẩm do Liên Xô/Nga chế tạo và vượt trội so với các biến thể xuất khẩu được bán cho các khách hàng như Iraq và Iran.

Năm 1997, Triều Tiên đã ký hợp đồng với Công ty nhà nước Nga Rosvooruzhenye về hợp tác quân sự, trong đó bao gồm các hỗ trợ cho việc sản xuất MiG-29 ở Triều Tiên.

Bình Nhưỡng ước tính đã có khoảng 35 chiếc MiG-29 vào thời điểm đó, việc mở rộng sản xuất tại Triều Tiên cho thấy nó còn cơ hội mở rộng hơn nữa.

Người Nga vẫn tiếp tục duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ với Triều Tiên khi ký một số thỏa thuận quân sự, trong đó tập trung vào lĩnh vực phòng không - không quân và tình báo.

Các chuyến thăm tới Moscow của các phái đoàn cấp cao Không quân Bắc Triều Tiên vẫn thường xuyên và theo các nguồn tin của Hoa Kỳ, Nga đã tiếp tục cung cấp cho nước láng giềng Đông Á linh kiện để duy trì các phi đội máy bay chiến đấu.

Người Mỹ chỉ ra rằng nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc năm 2006 đối với Triều Tiên được thi hành đầy đủ thì phần lớn phi đội của Triều Tiên ngày nay sẽ không thể cất cánh được và cho rằng việc mua lại các bộ phận thay thế sửa chữa của Nga vẫn tiếp tục.

Một số nhà phân tích cũng đã suy đoán rằng Nga đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Triều Tiên phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm xa KN-06, được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2017 với cấu hình tương tự S-300 và có thể chứa một số thành phần do Nga sản xuất.

Phòng không - không quân Triều Tiên được duy trì mạnh mẽ sẽ đảm bảo lợi ích của Nga trong việc bảo vệ khu vực dễ bị tổn thương ở Viễn Đông trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ, cũng như ngăn chặn các hành động quân sự trên Bán đảo Triều Tiên của Washington.

Số lượng tiêm kích MiG-29 Triều Tiên tăng vùn vụt dù bị bao vây cấm vận: Giải mã bí ẩn - Ảnh 5.

Máy bay MiG-29 Triều Tiên trong buổi huấn luyện phòng không - không quân hôm 17/4.

Với việc Triều Tiên vẫn giữ được các cơ sở cần thiết để tự sản xuất/lắp ráp MiG-29 với linh kiện từ Nga, nhiều khả năng Moscow sẽ tiếp tục cung cấp đầu vào để duy trì hoạt động của các dây chuyền sản xuất.

Không cần phải cung cấp cho quốc gia Đông Bắc Á này một lớp máy bay chiến đấu hoàn toàn mới, Nga có thể lặng lẽ hỗ trợ nước láng giềng tăng số lượng MiG-29 Fulcrum và do đó tăng cường khả năng tác chiến trên không của Triều Tiên.

Không ai đoán được con số chính xác của MiG-29 Triều Tiên với việc nhiều sân bay quân sự nằm dưới lòng đất. Vì vậy sẽ rất khó để chứng minh bất kỳ vi phạm lệnh cấm vận nào của Moscow.

Các linh kiện được đưa xuyên biên giới dễ dàng ngụy trang hơn nhiều so với máy bay và do đó có thể tiếp tục được cung cấp mà không trở thành bằng chứng cho Hoa Kỳ để chứng minh cáo buộc rằng Nga đã vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên.

Moscow được cho là đã cung cấp cho Bình Nhưỡng các biến thể tên lửa không đối không tầm trung-xa R-77 và R-27 tiên tiến - một sự trợ giúp quan trọng của Nga bên cạnh hiện việc đại hóa MiG-29 Triều Tiên khi chuyển giao các hệ thống cảm biến và điện tử hàng không thế hệ mới.

Với ngân sách eo hẹp, Triều Tiên cho thấy họ khéo léo ra sao trong giới hạn để vừa đàm phán với người Nga nhằm mua Su-35 vừa sản xuất liên tục và hiện đại hóa MiG-29.

Sự mở rộng và hiện đại hóa liên tục dòng tiêm kích MiG-29 giúp cho lực lượng không quân Triều Tiên duy trì được sức mạnh trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, đủ để có thể chống lại các mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng hàng đầu.

Các loại máy bay trong trang bị của không quân Triều Tiên như MiG-29, Su-25 và trực thăng Hughes 500E OH-6 xuất hiện tại Wonsan năm 2016 (Nguồn RT/AFP).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại