Số liệu cho thấy loài người đã làm gì: Chúng ta không còn được trông thấy những loài vật này nữa

J.D |

Loài người đã khiến cho vô số loài vật rơi vào cảnh tuyệt chủng. Tiếc là vẫn còn nhiều người không hiểu về điều đó.

Trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, giới khoa học đã rất cố gắng để thay đổi thực trạng là các loài động vật đang ngày càng giảm sút về số lượng. Từ những nhà hoạt động đơn lẻ, đến các tổ chức uy tín trên thế giới như WWF (Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới), Hiệp hội động vật học London... cũng đã phải ra tay.

Chỉ tiếc là, mỗi năm trôi qua, lại có nhiều hơn các loài động vật rơi vào cảnh tuyệt chủng.

Chuyện gì đang xảy ra? Tại sao các loài vật vẫn tiếp tục tuyệt chủng? Hãy cùng nhau xem bức tranh về Trái đất mà con người đã tạo ra là như thế nào.

Những câu chuyện đang diễn ra

Số liệu cho thấy loài người đã làm gì: Chúng ta không còn được trông thấy những loài vật này nữa - Ảnh 1.

Số lượng các loài đang trong trạng thái nguy hiểm ngày càng tăng

Con người có ảnh hưởng rất lớn đến Trái đất, nhiều hơn bất kỳ loài vật nào khác. Để có đất làm nông nghiệp và sản xuất thức ăn, con người phải chặt phá rừng cây. Nước tại các con sông bị tận dụng triệt để: xây đập, dẫn nước, làm thủy điện... Các đại dương thì ngập trong rác nhựa.

Đó là chưa kể đến các hoạt động săn bắt quá mức động vật hoang dã một cách trái phép. Tất cả cộng lại đã khiến vô số loài vật rơi vào cảnh tuyệt chủng.

Số liệu cho thấy loài người đã làm gì: Chúng ta không còn được trông thấy những loài vật này nữa - Ảnh 2.

Trên đây là 3 sinh vật mà gần như chắc chắn bạn không thể nhìn thấy chúng trong thời gian tới. Đầu tiên là Sudan - con tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng đã qua đời vào năm 2018. Hiện tại, loài vật này chỉ còn sót lại 2 tê giác cái - cũng là con cháu của Sudan.

Thứ 2 là loài báo gấm (clouded leopard). Lần cuối cùng con người nhìn thấy nó là vào năm 1983, và ở thời điểm hiện tại đã được xác nhận là tuyệt chủng.

Cuối cùng là dê núi Pyrenean, được xác nhận tuyệt chủng vào năm 2000.

Các nghiên cứu gần đây từ WWF cho thấy 83% các loài động vật trên thế giới, và hơn 50% thực vật đã tuyệt chủng kể từ khi nền văn minh nhân loại xuất hiện. Những gì chúng ta đã gây ra cho hành tinh này lớn đến mức dù toàn thể nhân loại có biến mất, cũng phải cần đến 5 - 7 triệu năm sau thế giới mới được phục hồi.

Hiện tại, vấn đề nổi cộm mà con người phải đối mặt là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đời sống động vật hoang dã và hệ sinh thái cũng cực kỳ quan trọng. Hệ sinh thái có vấn đề, con người cũng sẽ gặp nguy hiểm.

Nguyên nhân ai cũng đoán ra

Số liệu cho thấy loài người đã làm gì: Chúng ta không còn được trông thấy những loài vật này nữa - Ảnh 3.

Trên thực tế thì không chỉ từ con người, có nhiều nguyên nhân khác khiến các loài vật rơi vào cảnh tuyệt chủng. Dù vậy, ảnh hưởng từ con người vẫn cứ là lớn nhất.

Con người hủy hoại môi trường sống tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều loài vật và côn trùng bị tuyệt chủng. Đứng thứ 2 là các hành vi săn bắt động vật làm thức ăn - ít nhất 300 loài đã bị hủy diệt vì con người tiêu thụ chúng quá nhanh.

Một nguyên nhân khác là ô nhiễm hóa chất - 50% số lượng cá voi sát thủ đã bị diệt vong chỉ vì điều này. Ngoài ra, việc xuất hiện quá nhiều con đập cũng khiến số lượng cá sông, cá hồ giảm đi đáng kể.

Con người cần làm gì?

Việc đầu tiên - cũng là việc muôn thuở các nhà khoa học muốn thực hiện bấy lâu nay - đó là nâng cao nhận thức cho loài người. Dù đây tưởng như là một câu chuyện cũ, hóa ra rất nhiều người vẫn không biết điều gì đang xảy ra với thế giới động vật.

Năm 2018, Lacoste từng sản xuất một bộ sưu tập áo phông với hình 10 loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, thay vì logo cá sấu truyền thống. Đây được xem là một trong những chiến dịch truyền thông tiêu biểu, nhằm thay đổi nhận thức của con người với câu chuyện bảo vệ động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, chúng ta cần những động thái của chính phủ các nước trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại, một số quốc gia đã và đang đưa ra những hiệp định bảo vệ động vật, thậm chí là tìm cách nâng cao số lượng của chúng.

Số liệu cho thấy loài người đã làm gì: Chúng ta không còn được trông thấy những loài vật này nữa - Ảnh 4.

Ví dụ như Ấn Độ, số lượng hổ tại đây đã tăng tới 20% trong năm 2018 - con số ấn tượng nhất trong 100 năm qua. 

Còn tại Trung Quốc, năm 2016 loài gấu trúc đã được đưa ra khỏi danh sách nguy cấp trong sách Đỏ của IUCN.

Rõ ràng chỉ cần nỗ lực, thế giới động vật sẽ có những chuyển biến tốt. 

Vậy nên hãy thay đổi lối sống của mình theo một cách lành mạnh và tốt cho môi trường, nhằm giúp các loài động vật có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tham khảo: Science Alert, Bright Side

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại