SIPRI: "Các cường quốc nguyên tử chạy đua hiện đại hoá vũ khí"

Xuân Hương |

Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) khuyến cáo về "một cuộc chay đua vũ khí hạt nhân mới" nếu không có cơ chế kiểm soát.

Mặc dù vũ khí hạt nhân có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu, song Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vào ngày 8/6 đã rung chuông cảnh báo về thực trạng các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hoá dàn vũ khí của mình và điều này làm dấy lên những quan ngại về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Theo thống kê của SIPRI, tính đến đầu năm 2020, chín quốc gia, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên, đồng sở hữu khoảng 13.400 vũ khí hạt nhân. Con số này giảm 465 so với năm 2019. Mỹ và Nga, hai cường quốc nắm giữ 90% vũ khí hạt nhân toàn thế giới, đóng góp chính vào xu hướng giảm này.

'Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới'

Washington và Moscow vẫn đang tuân thủ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New Start), cho dù hiệp ước này sẽ đáo hạn vào tháng 2/2021. Song không nước nào cam kết nối lại hiệp ước này

“Năm 2019, lượng vũ khí hạt nhân của hai nước vẫn thấp hơn mức giới hạn quy định theo hiệp ước. Tuy nhiên, hai cường quốc này đang triển khai các chương trình rộng khắp và đắt đỏ thay thế và hiện đại hoá đầu đạn hạt nhân, tên lửa và các hệ thống vận chuyển bằng máy bay và các cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân”, SIPRI cho hay.

Hiệp ước New Start đã mở rộng kiểm soát vũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa hai cường quốc Mỹ và Nga một cách hiệu quà, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo việc chấm dứt hiệp ước này có thể mở ra một thời đại mới.

“Việc mất các kênh thông tin liên lạc chính giữa Nga và Mỹ có nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới", Giám đốc chương trình kiểm soát vũ khí hạt nhân của SIPRI, Shannon Kile, cho hay.

Hiện đại hoá dàn vũ khí

Trung Quốc, nước nắm giữ vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, không tham gia hiệp ước này và theo giới quan sát đây chính là một động cơ thúc đẩy chính khiến Washington không 'mặn mà' với chủ trương nối lại cam kết với hiệp ước này.

Báo cáo của SIPRI cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc hiện đại hoá kho vũ khí của mình, như mở rộng công suất ở các lĩnh vực quân sự kinh điển.

“Trung Quốc đang giữa quá trình hiện đại hoá đáng kể dàn vũ khí nguyên tử của mình. Trung Quốc lần đầu tiên đang phát triển cái gọi là "bộ ba hạt nhân", bao gồm các giàn tên lửa mới phóng từ mặt đất, dưới biển và máy bay có thể gắn đầu đạn hạt nhân”, các nhà nguyên cứu SIPRI nhận định.

Theo các chuyên gian Mỹ đang “lần lữa” để quyết đưa Trung Quốc vào hiệp định hạn chế vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ra tín hiệu sẽ không tham gia các cuộc đàm phán về việc cắt giảm các vũ khí chiến lược.

Các cường quốc hạt nhân khác đang trong quá trình hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của mình gồm có Pháp và Anh./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại