Tiệc tùng nơi công sở là một nét sinh hoạt văn hóa của giới văn phòng. Sinh nhật công ty, sinh nhật sếp hay một ngày lễ đáng nhớ nào đó… là lúc giới văn phòng mở tiệc.
Trong những dịp này, việc giao lưu với sếp để tạo lập và củng cố mối quan hệ là điều quan trọng. Không chỉ là những câu cười đùa đơn thuần, cách cư xử trong từng lời nói, hành động còn phản ánh mức độ trí tuệ cảm xúc (EQ), qua đó cấp trên có thể đánh giá con người bạn.
Trong các bữa tiệc, mọi người thường mời nhau những món ăn trên bàn tiệc. Tuy nhiên, ngày hôm đó, bạn không thích 1 vài món. Sếp không biết và có lỡ mời bạn ăn.
Trong trường hợp này, mọi người thường thẳng thắn từ chối "Tôi không thích món đó". Mặc dù, lý do từ chối đúng là như vậy. Nhưng đôi khi câu từ chối đó khiến lãnh đạo không đánh giá cao sự khôn khéo trong giao tiếp của bạn. Thay vào đó, những người có trí tuệ cảm xúc cao lại ghi điểm trong tình huống này bằng cách cư xử dưới đây:
Từ chối vì lý do sức khỏe
Những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn tôn trọng lãnh đạo hết mực. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ đều thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối phương nên sẽ tìm cách từ chối 1 cách khéo léo.
Trong trường hợp sếp mời ăn món không thích, người EQ cao muốn từ chối sẽ đáp lại theo cách khôn khéo này: “Tôi vô cùng cảm ơn tình cảm của anh. Nhưng hôm nay có lẽ là 1 ngày xui xẻo. Tôi vừa đang điều trị thuốc. Bác sĩ nhắn tôi không được ăn món này. Tôi hứa lần sau nhất định sẽ thưởng thức với anh”.
Với lý do vì sức khỏe, chắc chắn, bạn sẽ được sếp thông cảm trong bữa tiệc hôm đó.
Chuyển trọng tâm
Người khôn ngoan thường biết cách làm chủ cuộc trò chuyện của mình. Trong trường hợp cấp trên mời ăn món bạn không thích, người EQ chắc chắn nhanh trí đáp theo cách này: “Tôi biết anh là 1 người quý mến tất cả các nhân viên trong công ty như nhau. Nhân dịp này, tôi nghĩ anh nên để ý đến những bạn nhân viên mới vào. Hãy nhìn anh kia đi. Gần đây, anh ấy đang thể hiện rất xuất sắc trong công việc. Tôi nghĩ anh ấy rất muốn được cùng anh thưởng thức món ăn này. Tại sao lãnh đạo không đến chỗ anh ấy”.
Kiểu trả lời này không những tránh được việc từ chối trực tiếp từ sếp mà còn tạo cơ hội cho những đồng nghiệp khác có cơ hội được giao lưu với cấp trên.
Chủ động đề xuất
Nếu ngày hôm đó, bạn có việc muốn trao đổi với lãnh đạo. Nhân cơ hội này, bạn có thể đáp rằng: “Hôm nay là ngày vui, anh rất muốn cùng tôi thưởng thức món ăn này. Tuy nhiên ngay bây giờ, tôi có 1 chút việc muốn trao đổi với anh trước được không?"
Cách từ chối này vừa thoải mái nhưng vẫn tôn trọng lãnh đạo của bạn. Nó có thể dễ dàng giải quyết bầu không khí khó xử.
Ở chốn công sở, việc phản ứng nhanh nhạy và linh động, đặc biệt là trước mặt lão đạo, sẽ giúp bạn “lọt vào mắt xanh” của họ. Với những cách ứng xử khôn khéo không chỉ cho thấy bạn lịch sự mà còn thể hiện được sự kính trọng của nhân viên với lãnh đạo. Khi chứng kiến những chi tiết nhỏ như vậy, cấp trên chắc chắn sẽ đánh giá bạn là người có EQ cao.
Thông thường, những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể tiến xa hơn trong 1 hệ thống tổ chức. Một cuộc khảo sát do TalentSmart thực hiện cho thấy: “90% những người làm việc hiệu quả đều có trí tuệ cảm xúc cao, với thu nhập trung bình mỗi năm cao hơn. Trí tuệ cảm xúc cũng chiếm tới 60% hiệu suất công việc". Ngoài ra, theo nhiều nhà nhà nghiên cứu, thành công của chúng ta trong công việc hay cuộc sống phụ thuộc 80% vào trí tuệ cảm xúc và chỉ 20% vào trí tuệ học thuật.