Sau trung niên, những người về hưu hạnh phúc nhất có 5 điểm chung: 2 trong đó chẳng liên quan gì tới tài chính, thường bị bỏ qua mỗi ngày

Thuý Phương |

Tự tin về tài chính là chưa đủ. Hai trong số những đặc điểm chung của người về hưu hạnh phúc nhất lại không liên quan gì đến tiền bạc, mà thuộc về những thứ chúng ta thường xuyên không để tâm.

Tác giả Richard Eisenberg là một trong những cái tên quen thuộc với thể loại sách về lập kế hoạch nghề nghiệp, tài chính cá nhân và quản lý tài chính. Ông hiện là tổng biên tập của trang web "Next Avenue" và cũng là người tổ chức chương trình Podcast "Friends Talk Money" (Bạn bè nói chuyện tiền bạc).

Sau khi nói chuyện với rất nhiều người bạn chuẩn bị nghỉ hưu của mình, Richard Eisenberg nhận ra rằng, vẫn có những cách để nghỉ hưu hạnh phúc mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào tiền bạc.

Ông đã phỏng vấn Wes Moss, Cố vấn đầu tư trưởng của Capital Investment Advisors, và Tony Hixon, đồng sáng lập của Hickson Zulcher Capital Management về chủ đề này. Cả hai người đều là tác giả của những cuốn sách tài chính về hưu trí nổi tiếng, đó là "Những gì người về hưu hạnh phúc nhất biết" và "Những bước đệm cho việc nghỉ hưu."

Moss và Hickson có chung quan điểm. Họ cho rằng nghỉ hưu không có nghĩa là bạn hoàn toàn từ bỏ mọi công việc của mình. Thay vào đó, đây giống như quá trình chuyển hóa từ việc “bắt buộc phải đi làm kiếm tiền” thành “tôi làm những gì mình thích”. Ví dụ, từ một khoảng thời gian nào đấy, bạn sẽ chỉ làm việc bán thời gian tại nhà khi rảnh rỗi, đi làm vì đam mê và yêu thích, hoặc làm tình nguyện viên cho các hoạt động thiện nguyện.

Sau trung niên, những người về hưu hạnh phúc nhất có 5 điểm chung: 2 trong đó chẳng liên quan gì tới tài chính, thường bị bỏ qua mỗi ngày - Ảnh 1.

Nghỉ hưu không có nghĩa là bạn hoàn toàn từ bỏ mọi công việc của mình. Ảnh: shutterstocks

Theo khảo sát của Moss, những người về hưu hạnh phúc nhất có ba đặc điểm tài chính như sau:

Đầu tiên, có ít nhất 500.000 đô la Mỹ trong tài sản lưu động, tức là những tài sản có thể rút hoặc bán bất cứ lúc nào, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá...

Thứ hai, đã trả được hết toàn bộ các khoản vay tài chính, hoặc dự kiến ​​sẽ sớm được trả hết sau khi nghỉ hưu.

Thứ ba, có nhiều nguồn thu nhập, một số có thể là công việc bán thời gian.

Moss cho rằng việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập có thể mang lại những lợi ích tâm lý đáng kể. "Nếu một trong những nguồn thu nhập bị cắt bỏ, tôi vẫn có thể tự tin và bình ổn về tài chính".

Pam Krueger, người dẫn chương trình "Friends Talk Money” của Richard Eisenberg, thì nhận định rằng: “Với ba đặc điểm này, đúng thật là có thể sống một cuộc đời yên ổn, thoải mái về tài chính nếu biết cách chi tiêu. Nhưng con số 500.000 USD có thể khác nhau với mỗi người. Suy cho cùng, ai cũng có những nhu cầu và nguyện vọng khác biệt.”

Duy trì việc nghỉ hưu không lo lắng có nghĩa là: Trong những ngày tồi tệ, bạn vẫn có thể giữ cho mình tâm trạng ổn định. Dù có phải đối mặt với tình hình thị trường chứng khoán giảm mạnh hoặc chi phí sinh hoạt tăng cao, hoặc đột nhiên phát sinh hàng loạt các nhu cầu cấp thiết khác, bạn vẫn có tiền đề để bình tĩnh.

Khi đạt được mức độ này, bạn hoàn toàn có thể về hưu. Nhưng để thực sự “hạnh phúc”, người ta nhận ra, cần có thêm 2 điểm chung nữa hoàn toàn không liên quan tới tài chính sau đây.

2 điểm chung không liên quan gì đến tài chính

Moss cũng phát hiện ra rằng, những người về hưu hạnh phúc có hai điểm chung không liên quan gì đến tài chính. Đó là họ có các mối quan hệ xã hội và nuôi dưỡng sự tò mò.

Sau trung niên, những người về hưu hạnh phúc nhất có 5 điểm chung: 2 trong đó chẳng liên quan gì tới tài chính, thường bị bỏ qua mỗi ngày - Ảnh 3.

Kết nối xã hội có nghĩa là bạn phải có một vài người bạn có thể thoải mái chia sẻ mọi việc, nhất là những việc không may trong đời.

"Tôi hy vọng mọi người sẽ sớm nhận ra đây là một điểm rất cần thiết." Moss nói, bất kể bạn trải qua điều gì, chỉ cần có ít nhất một ai đó để có thể chia sẻ, mọi việc đều trở nên nhẹ nhàng hơn gấp bội.

Về sự tò mò, chuyên gia này cho rằng: "Những người nghỉ hưu hạnh phúc nhất mà tôi biết đều nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá của mình với thế giới xung quanh. Họ không ngừng tìm kiếm những mục tiêu mới và theo đuổi chúng".

Khi một người có thể vùi mình vào những sở thích và thú vui mới sau khi nghỉ hưu, họ sẽ luôn tràn đầy năng lượng hơn. Thay vì tập trung vào sự rảnh rỗi, buồn tẻ của cuộc sống không còn công việc, hay chỉ nhốt mình trong bốn bức tường cô đơn, việc dành thời gian để khám phá sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Đó cũng là một cách để họ tìm thấy sự cân bằng mới cho cuộc sống.

Cả hai giá trị này thường bị “bỏ quên” trong cuộc sống hiện đại bận rộn. Khi chúng ta quá tập trung cho công việc và gia đình, thời gian dành cho bạn bè xung quanh ít lại. Cả bản thân chúng ta cũng không được quan tâm kỹ càng.

Sau một thời gian cặm cụi, mọi người mới nhận ra mình đang ngày càng có ít mối liên hệ thực sự thân thiết. Thậm chí cũng chẳng có lấy một sở thích cá nhân được phát triển một cách toàn vẹn.

Nghỉ hưu hạnh phúc không chỉ là ổn định về mặt tài chính để khiến bạn ngủ ngon vào ban đêm. Đó còn là ý thức về mục đích khiến bạn thức dậy đầy hứng khởi vào buổi sáng.

Trước khi nghỉ hưu, bên cạnh một kế hoạch tài chính đủ để trang trải cho cuộc sống về sau, mọi người cũng nên vạch ra cho mình những kế hoạch thư giãn và giải trí. Đây chính là cơ hội để bạn làm những gì mình hằng khao khát nhưng lại chưa có thời gian để đạt được.

Sau trung niên, những người về hưu hạnh phúc nhất có 5 điểm chung: 2 trong đó chẳng liên quan gì tới tài chính, thường bị bỏ qua mỗi ngày - Ảnh 5.

Cả hai giá trị này thường bị “bỏ quên” trong cuộc sống bận rộn. Ảnh: vetrecordjobs

Bên cạnh đó, đừng vì lo ngại tuổi tác mà tự thu hẹp vòng tròn quan hệ. Dù ở vào giai đoạn nào đi nữa, bạn cũng cần có những người bạn thực sự gắn kết để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn thường ngày.

Đó là cách để cuộc sống thực sự trở nên an nhiên, tự tại từ bên trong.

(Nguồn: MarketWatch, Next Avenue)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại