Sau Syria, Nga sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh mới rất khốc liệt ở... Đông Nam Á?

Bảo Lam |

Những thất bại mà IS đang phải gánh chịu ở Trung Đông đang buộc các thủ lĩnh của tổ chức này tìm kiếm cách thức khôi phục lại vị thế của mình ở những khu vực khác trên thế giới.

Một trong những địa danh đó có thể là Myanmar, nơi mà chính quyền Trung ương đang tiến hành những động thái nặng tay đối với người Hồi giáo Rohingya*.

Sự cộng hưởng đang diễn ra tại Nga và trên thế giới liên quan tới vấn đề này trong thời gian gần đây biến kịch bản này càng có khả năng xảy ra.

IS sẽ di chuyển tới Đông Nam Á?

Tại Liên hợp quốc, người ta đã cảnh báo về mối đe dọa từ việc quân khủng bố IS sẽ di chuyển tới Đông Nam Á. Người đứng đầu Cơ quan chống khủng bố của Liên hợp quốc, kiêm phó tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Vladimir Voronkov đã chia sẻ về mối hiểm họa trước mắt.

Theo lời của ông, Hội đồng Bảo an LHQ ghi nhận việc các phần tử khủng bố bắt đầu di chuyển qua biên giới do liên tục thất thủ tại Iraq. "Ngăn chặn điều này sẽ trở thành một trong những nhiệm vụ chính của hoạt động chống khủng bố tại Liên hợp quốc", ông Voronkov nói.

Cơ quan mà ông lãnh đạo, mới được thành lập cách đây không lâu, và có vẻ như, rất cương quyết trong hành động của mình.

"Văn phòng của tôi (Cơ quan của Liên hợp quốc về chống khủng bố) có một vài dự án liên quan tới việc các phần tử khủng bố vượt biên. Những tiến trình này có thể diễn ra một cách tích cực… Một trong những nhiệm vụ chính của Văn phòng đó là đảm bảo công tác điều phối, trước tiên là trong nội bộ Liên hợp quốc, và sau đó là cả bên ngoài", nhà ngoại giao này cam kết.

Đúng vậy, Đông Nam Á là một khu vực "đất lành" để chủ nghĩa khủng bố quốc tế trỗi dậy. Những quốc gia Hồi giáo lớn nằm ngay cạnh Myanmar là Malaysia và Bangladesh. Và những người Rohingya đang bỏ chạy sang Bangladesh.

Sau Syria, Nga sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh mới rất khốc liệt ở... Đông Nam Á? - Ảnh 1.

Khủng bố IS biểu dương lực lượng ở Trung Đông.

Cách không xa là quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới Indonesia, hay như Philippines - nơi mà tổng thống Duterte đang tích cực triển khai cuộc chiến chống những phần tử Hồi giáo cực đoan.

Việc tuyển chọn những người tị nạn Rohingya làm các chiến binh cho IS đã diễn ra từ rất lâu. Từ hồi mùa xuân năm 2015, cộng tác viên của Trường Nghiên cứu quốc tế Singapore, ông Jasminder Singh, đã nhận định rằng có một đơn vị hỗn hợp gồm những phần tử đến từ Indonesia và Malaysia đang hoạt động tại Syria.

Và bây giờ quy trình ngược lại có thể đang diễn ra - đó là những phần tử Hồi giáo di chuyển từ Trung Đông tới khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó còn có cả những yếu tố khác. Mới đây, khoảng 770km đường ống từ cảng nước sâu trên bờ biển Ấn Độ Dương dẫn tới thành phố Côn Minh (Trung Quốc) đã được bàn giao. Dự án liên kết với Myanmar này giúp cho Trung Quốc tăng cường an ninh năng lượng.

Trong bối cảnh đó, những nỗ lực nhằm gây bất ổn Miến Điện từ các nước bên ngoài, lấy ví dụ như Mỹ, là điều hoàn toàn không khó đoán.

Ở Nga, vấn đề bảo vệ người Hồi giáo Rohingya hiện vẫn chỉ ở mức độ mang tính tôn giáo. Người đi tiên phong trong tiến trình này là tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov.

Cuộc mít tinh quy mô tại Grozny (thủ phủ của nước cộng hòa Chechnya), những hoạt động bộc phát tại Moscow và Saint Peterburg (Nga) đã khiến tổng thống Nga Vladimir Putin phải lên tiếng về vấn đề người Rohingya, còn bản thân nhà lãnh đạo Chechnya đã hoàn toàn làm lu mờ vị thế Người bảo vệ những người Hồi giáo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Trong vai trò này, ông Kadyrov đã gặp phải không ít khó khăn. Ông đã phải làm dịu bớt sự phẫn nộ của những người cùng đức tin với mình khi họ công khai lăng mạ một người theo đạo Phật không hề liên quan ở Moscow dường như để trả thù cho những người Rohingya.

Đoạn video mà có ghi lại việc một người Hồi giáo giơ tay tát vào mặt một người theo đạo Phật được người đứng đầu Chechnya gọi là "sự nhục nhã và cố tình phô diễn". Tuy nhiên, nếu IS thực sự có ý định nghiêm túc đứng ra bảo vệ cho người Rohingya thì Nga sẽ phải hành động hết sức cẩn trọng.

Giáo sư bộ môn Phương Đông học của Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (Nga), bà Larisa Efimova nhận định những yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của IS tại Đông Nam Á cũng như các trở ngại đối với tiến trình này.

"Yếu tố thúc đẩy sự hiện diện của IS, thứ nhất, có thể là vị trí địa lý. Nếu các phần tử khủng bố sẽ di chuyển tới Đông Nam Á, thì nhiều khả năng, sẽ chúng tới khu vực các quần đảo tiếp giáp với Philippines, nơi cũng có không ít những phần tử Hồi giáo cực đoan. Các bạn đã từng nghe tới việc thành phố Moravi bị đánh chiếm,..

Các quần đảo thuộc Indonesia và Philippines có tới hơn 17 nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Trong số đó chỉ có 6 nghìn đảo có người sinh sống. Đặc biệt ở phía đông có nhiều đảo nhỏ, vịnh, vũng,… Những hòn đảo này không có người sinh sống, luôn bị bao bọc bởi cây cối rậm rạp.

Ở đó rất dễ ẩn náu, không có ai sinh sống, lúc nào khí hậu cũng ấm áp và nhiều cá. Một nơi rất thuận tiện.

Nhưng, thực ra, để cư trú ở đó cần phải có hạm đội, dù nhỏ. Tạm thời IS chưa có điều kiện này. Nhưng ở đó lại có các nhóm cướp biển liên quan mật thiết tới những nhóm Hồi giáo cực đoan tại Philippines.

Chúng hoạt động tích cực trên vùng biển Sulu, nằm giữa Indonesia và Philippines. Vì thế, nếu các nhóm cướp biển tấn công nhiều tàu thuyền, chủ yếu là các tàu chở dầu của Trung Quốc, thì chúng có thể kiếm được tiền để đầu tư cho hạm đội.

Tuy nhiên, dù vị trí địa lý quan trọng, nhưng yếu tố chính có lẽ vẫn là nền tảng xã hội để IS bám rễ. Ở Đông Nam Á có nhiều điểm nóng Hồi giáo. Hiện giờ tất cả mọi người ở Nga đều biết về tộc người Rohingya.

Trên thực tế, đây không phải là cuộc xung đột tôn giáo. Đây là cuộc xung đột liên quan tới quốc tịch. Ở Myanmar có cả những dân tộc Hồi giáo khác mà không chịu bất cứ sự áp bức nào".

Nguyên nhân theo giả thiết chính thức của câu chuyện này – người Rohingya thuộc dòng dõi lai thuộc địa, còn người Miến thuộc dòng dõi dân tộc Mông. Còn theo giả thiết không chính thức, người Rohingya ngày càng đông và họ cần lãnh địa riêng, nhưng người Miến cũng cần đất để sản xuất kinh doanh.

Tại quốc gia láng giềng Thái Lan, ở khu vực phía nam tiếp giáp với biên giới Malaysia, có một tộc người Mã-lai theo đạo Hồi sinh sống. Họ muốn được thừa nhận đúng như vậy.

Nhưng người Thái theo tư tưởng chủ nghĩa thần thánh – có nghĩa là không thừa nhận bất cứ dân tộc thiểu số nào. Họ gọi những người Mã-lai này là "người Thái theo đạo Hồi" – có nghĩa phải nói bằng tiếng Thái,… Từ đó xảy ra xung đột.

Những người Hồi giáo ban đầu yêu cầu tự trị về văn hóa-dân tộc, nhưng không được chính quyền Thái Lan chấp thuận, họ tự thành lập các tổ chức cực đoan dưới ngọn cờ Hồi giáo. Và yêu cầu xây dựng nhà nước Hồi giáo độc lập Pattaya mà hoàn toàn có thể trở thành một phần của thế giới Hồi giáo cực đoan. Tại sao không?

Ngoài ra còn Indonesia. Ở đó luôn có các nhóm Hồi giao cực đoan. Chúng bị đàn áp, nhưng vẫn xuất hiện. Trước đây những tổ chức này có ban lãnh đạo trung ương, nhưng hiện giờ chúng chỉ tồn tại dưới dạng các nhóm riêng biệt và gần như không liên kết với nhau.

Chúng ta cũng thấy điều tương tự tại Philippines. Ở đây, các phần tử Hồi giáo cực đoan bắt đầu yêu cầu tự trị, nhưng không được chấp thuận.

Sau Syria, Nga sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh mới rất khốc liệt ở... Đông Nam Á? - Ảnh 2.

Quân đội Philippines cực kỳ vất vả trong việc tiêu diệt nhóm phiến quân Hồi giáo ở Marawi

Tổng thống Duterte trong quá trình vận động bầu cử từng hứa trao quyền tự trị, nhưng vì chú tâm vào công tác chống tội phạm ma túy nên cam kết này vẫn chưa được thực hiện. Và hiện giờ, sau sự căng thẳng liên quan tới những người Hồi giáo, cam kết trên khó lòng trở thành hiện thực.

Có nghĩa là ở khắp mọi nơi nguyên nhân không chỉ là tôn giáo, mà còn là chính trị. Nhưng ngọn cờ Hồi giáo cực đoan chỉ phù hợp với để tổ chức các cuộc kháng chiến. Vì trong đạo Hồi, tất cả đều là anh em. Bởi vậy, IS có đất để dụng võ ở Đông Nam Á.

Các cường quốc quyết ngăn IS xuất hiện tại Đông Nam Á

Liên quan tới những trở ngại đối với các kế hoạch của IS, thông thường, chúng hành động ở những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn. Ở Indonesia hệ thống nói chung ổn định. Thậm chí người Mỹ coi quốc gia đông dân thứ ba thế giới này là đất nước dân chủ.

Ở Myamar và Thái Lan quyền lực trong tay giới quân sự, tại Philippines tổng thống Duterte vận hành rất tốt. Có nghĩa là tất cả các chế độ đều ổn định. Và những chế độ chính trị ổn định này đang rất tích cực đấu tranh chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Điều quan trọng là phải phối hợp với nhau, chia sẻ thông tin về các nhóm cực đoan,…

Một yếu tố trở ngại lớn khác – các cường quốc bên ngoài khu vực không muốn sự xuất hiện một điểm nóng mới của chủ nghĩa cực đoan. Trước tiên đó là Trung Quốc, quốc gia đang gặp vấn đề với khu tự trị Tân Cương.

Ngoài ra, ý tưởng của Bắc Kinh về con đường tơ lụa trên biển lại chạy qua đúng những vùng biển này. Vậy tại sao Trung Quốc lại muốn IS hiện diện ở những khu vực đó? Trung Quốc sẽ đứng lên phản đối.

Mỹ cũng không thích sự hiện diện của IS tại đây bởi vì họ có sự liên quan mật thiết với Philippines. Trước tiên đó là khu vực lợi ích địa chính trị của họ.

Và cuối cùng là Nga, quốc gia quan tâm tới việc giữ vững sự ổn định và tự do hàng hải trong khu vực này. Mới đây các quan chức quân sự của Nga đã tới khu vực này và từng tuyên bố rằng sẽ tích cực hợp tác, trao đổi thông tin, phối hợp hành động thông qua Liên hợp quốc,…

Đã xây dựng thỏa thuận về hợp tác chống khủng bố với Indonesia mà dự kiến sẽ được trình ra tại Hội nghị ASEAN ở Philippines.

Có nghĩa cả 3 cường quốc lớn đều quan tâm tới việc không để IS xuất hiện tại Đông Nam Á".

Sau Syria, Nga sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh mới rất khốc liệt ở... Đông Nam Á? - Ảnh 3.

Lực lượng vũ trang Nga chiến đấu ở Syria.

Nga sẽ trực tiếp ra tay?

Rais Suleimanov, chuyên gia của Viện Chiến lược quốc gia (Nga) nghi ngờ Nga sẽ can thiệp trực tiếp vào Myanmar giống như đang làm tại Syria.

"Các bạn biết hiện nay ban lãnh đạo Chechnya đang ở trong tình thế không mấy hay ho. Nếu IS hậu thuẫn cho các nhóm người Rohingya để kháng chiến chống lại chính quyền Myanmar, thì ông Ramzan Kadyrov sẽ phải hành xử thế nào trong trường hợp này khi công khai chống IS bằng việc cử tới Syria các binh lính của mình từ Chechnya để chiến đấu với IS?

Đặc biệt sẽ rất khó xử nếu Moscow hỗ trợ chính quyền Myanmar, mà cả Nga và Trung Quốc đang có mối quan hệ chính trị và kinh tế ổn định, bằng quân sự, các chuyên gia, vũ khí.

Thực ra tôi không chắc rằng hiện giờ Điện Kremlin sau thông tin này, kể cả nếu Nga nắm được thông tin chính xác về việc các phần tử khủng bố IS đang xâm nhập vào Myanmar, sẽ cử các lực lượng quân sự của mình tới một khu vực cách xa Nga.

Đúng là trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Nga, và trước đây là Liên Xô, từng hỗ trợ quân sự cho các đồng minh trên khắp thế giới. Lấy ví dụ như Việt Nam, Cuba, Angola, Ethiopia, Yemen từng được Liên Xô trợ giúp, trong lịch sử đương đại – đó là sự hỗ trợ Syria.

Nhưng đúng là cuộc chiến tranh tại Syria không phù hợp với Nga: cho đến nay người dân Nga vẫn không hiểu tại sao không giành thắng lợi đến cùng tại Donbass, trong khi lại bỏ sức vào cuộc chiến tranh tại Trung Đông.

Và khi đó người dân ở Chechnya sẽ nói gì nếu Nga trợ giúp và cử các lực lượng quân sự tới Myanmar để tiêu diệt các phần tử khủng bố IS đang giúp đỡ những người Hồi giáo Rohingya?

* Người Rohingya là một dân tộc dân tộc Ấn-Arya Hồi giáo từ bang Rakhine, Myanmar. Theo người Rohingya và một số học giả, họ là những người bản địa bang Rakhine, trong khi các sử gia khác cho rằng nhóm đại diện cho một hỗn hợp của người di cư tiền thuộc địa và thuộc địa.

Các quan điểm chính thức của chính phủ Myanmar, tuy nhiên, đã được rằng người Rohingya là dân nhập cư bất hợp pháp chủ yếu là những người di cư vào Arakan sau độc lập Miến Điện vào năm 1948 hoặc sau khi cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh vào năm 1971.

Các phương tiện truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền đã thường mô tả Rohingya là một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhất trên thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc, các vi phạm nhân quyền đối với người Rohingya có thể được gọi là "tội ác chống lại nhân loại).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại