Phải đến đầu năm ngoái, khi công ty tôi rơi vào tình trạng suy thoái, nợ lương nhân viên hơn 6 tháng ròng và sa thải hàng loạt nhân sự, tôi mới thực sự nhận ra giá trị của việc tiết kiệm.
Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi phải kiếm ăn từng bữa, đối mặt với rất nhiều khoản nợ lớn nhỏ, tiền học phí cho con cái, tiền chi tiêu sinh hoạt của gia đình, tiền chăm lo cho sức khỏe cùng hàng loạt khoản không mời mà cứ ùn ùn kéo đến, cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao bố mẹ lại keo kiệt đến vậy. Kể từu đó, tôi cũng dần dần học cách chi tiêu hợp lý hơn.
1. Tại sao bố mẹ lại keo kiệt đến thế?
1. Khó kiếm được tiền, lương rất thấp
Nhiều người thuộc thế hệ cũ không học nhiều và làm việc chân tay ngay từ khi còn nhỏ. Từ công việc đó, họ kiếm được tiền nhưng và lương rất thấp.
Nếu tính theo giờ thì có khi, cả ngày làm việc cũng chỉ đủ mua 1 bữa cơm cho 2 người ăn. Và như vậy, họ dễ gì dám bỏ tiền ra mua đồ ăn sẵn?
2. Không có sự hỗ trợ từ thế hệ trước, cũng không có khả năng chống chịu rủi ro
Phần lớn bố mẹ chúng ta - những người thuộc thế hệ cũ đều không có sự tích lũy của cả. Họ thậm chí không có chút hy vọng nào vào người khác. Mẹ tôi kể rằng sau khi lấy chồng, họ bị ông bà đuổi ra ngoài, chỉ có một căn nhà tranh để sinh sống.
Vì vậy, bố mẹ tôi nửa đầu đời nghèo khó, nửa sau cuộc đời chỉ biết kiếm tiền và dành dụm. Ước mong lớn nhất của họ chỉ là có thể mang lại cuộc sống ổn định cho bản thân và con cái trong nửa đời còn lại.
Họ luôn nghĩ rằng, khi bản thân không có sự hỗ trợ của thế hệ trước, nếu không dành dụm một ít tiền để chống chọi với rủi ro, nếu có chuyện gì xảy ra ở nửa sau cuộc đời thì sẽ vô tình đẩy các con vào 1 hoàn cảnh khốn cùng. Điều đó thật tội lỗi!
3. Muốn tiết kiệm cho con
Cái gọi là “cha mẹ thương con vì mục đích riêng” đã được phản ánh rất sinh động ở thế hệ trước.
Họ ngại chi thêm một đồng cho bản thân nhưng khi con cái mua nhà, cưới vợ, cấp của hồi môn thì họ sẵn sàng chi hết của cải vốn liếng đã dành dụm, chỉ để cho thêm con cái và khiến chúng cảm thấy thoải mái hơn...
Tôi đã thấy nhiều người già vẫn nhặt hộp các tông, rác rưởi, không cho phép mình nhàn rỗi ngày nào chỉ để để lại nhiều hơn cho con cái sau khi qua đời.
2. Người trẻ tiêu tiền vào đâu?
1. Thỏa mãn nhu cầu ăn uống
Khát thì ra ngoài mua trà sữa, cà phê, nước uống, đói thì ăn lẩu, nướng, đồ Tây,... Những người trẻ có thể tiêu hết tiền vào đó.
2. Yêu cầu cao về nhà ở
Ngày nay, ngay cả những đứa trẻ mới ra trường cũng có yêu cầu rất cao về cuộc sống, những ngôi nhà cũ khiến chúng không hề dễ chịu chút nào. Tiền thuê nhà cũng theo đó mà rất cao.
Và cứ thế, khó lòng mà tiết kiệm được...
3. Nhu cầu giải trí lớn
Khi không có việc gì làm, tôi thường có thói quen rủ bạn bè đi uống rượu, hát karaoke... Có những ngày có thể đi tới 2 - 3 lần, 7 ngày/1 tuần nhưng cuối cùng lại chẳng thu được thông tin gì hữu ích. Các buổi giải trí cứ thế trôi tuột mà không sinh lời về tiền hay kiến thức có ích. Chỉ có tiền cứ thế mà trôi đi.
4. Nhu cầu du lịch nâng cao
Xung quanh tôi có một số người tiền lương không tiết kiệm được nhiều nên rút thẻ tín dụng hoặc rút tiền tiết kiệm để đi du lịch. Không chỉ là một chuyến đi tiết kiệm, họ có thể ở khách sạn tốt và ăn uống đàng hoàng. Họ có thể tiêu rất nhiều tiền cho một chuyến du lịch và khi về sẽ dùng tiền lương để thanh toán hết. Khoản nợ cứ thể mà quẩn quanh, tạo ra vòng lặp khó dứt.
Tất nhiên là nhiều hơn thế, nhưng phải thừa nhận rằng nhiều bạn trẻ hiện nay có tính “hưởng thụ”, không có ý thức tiết kiệm tiền, đợi đến khi thật sự tiêu tiền mới nghĩ tới việc tiết kiệm.
3. Làm thế nào để người trẻ tiêu dùng hợp lý?
Người ta nói, nhiều người chỉ sau khi trải qua biến cố về tiền bạc mới chợt nhận ra: "Đã đến lúc mình phải tiêu dùng hợp lý!"
Nhưng tiêu dùng thế nào là hợp lý, mời bạn tham khảo những điểm sau đây!
1. Tiêu dùng theo thu nhập và có kế hoạch hợp lý
Đối với thế hệ cha mẹ tôi, họ không cần phải lập kế hoạch thu nhập gì cả. Vì về cơ bản họ không có thêm chi phí nào và thu nhập của họ tương đối ổn định.
Ngày nay, giới trẻ có thể tiêu xài rất nhiều thứ, chưa kể nhiều người có mức tiền lương hàng tháng rất cao nên nếu không có kế hoạch thì hàng tháng kiếm tiền rất dễ dàng.
Vì vậy, tiêu dùng phải gắn liền với thu nhập của mỗi người, khi đã nhận lương thì việc tiết kiệm bao nhiêu, ăn bao nhiêu, trả bao nhiêu tiền thuê nhà đều phải được tính toán. Nếu vượt quá mức quy định thì phải tìm cách tiết kiệm.
2. Hãy tiết kiệm và sống thực tế
Ở một mức độ nhất định, thương hiệu có nghĩa là sự đáng tin cậy. Nhưng đối với một số thương hiệu lớn, mức giá cao hơn nhiều so với độ tin cậy của nó và tỷ lệ giá/hiệu suất quá thấp.
Không theo đuổi thương hiệu không có nghĩa là chúng ta phải hy sinh chất lượng. Xét tình hình bão hòa của thị trường hiện nay, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp thay thế tiết kiệm và phù hợp hơn.
3. Đừng mua quá nhiều thứ, hãy mua những thứ tốt
Tôi không biết tất cả các bạn có cảm thấy như vậy không. Khi tôi bắt gặp chương trình giảm giá trong trung tâm mua sắm hoặc khuyến mãi trực tuyến, tôi liền cảm thấy bản thân không thể bỏ lỡ. Nhưng sau nhiều lần bị rơi vào "bẫy" mua sắm được tạo nên bởi chiến dịch truyền thông từ các thương hiệu, tôi mới thấy hối hận nhường nào.
Tốt hơn hết bạn nên chọn thứ mình thích, dù đắt hơn cũng dùng được lâu và không bị nhàn rỗi.
4. Từ chối tiêu dùng bốc đồng
Bạn muốn đăng ký thẻ tập thể dục hoặc mua thiết bị tập thể dục? Đầu tiên, hãy tiếp tục tự tập thể dục trong một năm.
Bạn muốn mua một thiết bị làm đẹp? Đầu tiên, kiên trì xoa bóp tay mỗi ngày trong một năm.
Bạn muốn mua các khóa học trực tuyến? Đầu tiên, hãy tiếp tục đọc nửa giờ mỗi ngày trong một năm...
Cứ như thế, nếu bạn muốn mua thứ gì đó, hãy kiểm tra nhu cầu thực sự của mình trước khi đưa ra quyết định.
5. Từ chối tiêu thụ quá mức
Đây là điều nguy hiểm nhất, nhiều người hàng tháng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thẻ tín dụng, tưởng chừng như họ đang sống một cuộc sống sung túc nhưng thực tế lại gặp khó khăn ngầm về tài chính.
Bạn không những không có khả năng chống chọi với rủi ro mà còn có thể mang đến rắc rối cho gia đình. Tôi khuyên mọi người không nên chi tiêu trước quá nhiều, chỉ vì sự phù phiếm nhất thời mà làm hại người khác và chính mình.
Kết
Nhiều người nói rằng nhiều thói quen tiết kiệm của thế hệ cha mẹ họ thực sự không thể chấp nhận được, nhưng bạn phải biết điều kiện sống và môi trường sống của họ thời đó khó khăn như thế nào, nếu không thì cơm ăn áo mặc có lẽ đã là vấn đề rất lớn.
Vì vậy, việc chúng ta hiểu được sự tiết kiệm của thế hệ cũ là điều cần thiết và hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa cũng chính nhờ sự chăm chỉ của họ mà thế hệ sau có cảm giác hạnh phúc hơn trong cuộc sống!