Sau dầu thô, Nga bất ngờ tung một loại nông sản giá rẻ ra thị trường: Là mặt hàng Nga xuất khẩu hàng đầu, quốc gia nhập khẩu số 1 thế giới vừa “chốt đơn” nửa triệu tấn

Như Quỳnh |

Giá của mặt hàng này được chiết khấu xuống mức thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn quốc tế.

Sau dầu thô, Nga bất ngờ tung một loại nông sản giá rẻ ra thị trường: Là mặt hàng Nga xuất khẩu hàng đầu, quốc gia nhập khẩu số 1 thế giới vừa “chốt đơn” nửa triệu tấn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Reuters mới đây cho biết Ai Cập đã mua khoảng nửa triệu tấn lúa mì của Nga trong một thỏa thuận tư nhân và đã thành công trong việc đàm phán mức giá thấp hơn so với giá được đưa ra trong các cuộc đấu thầu truyền thống.

Là một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ai Cập năm ngoái đã bắt đầu chuyển sang mua trực tiếp thay vì hình thức đấu thầu như trước đây sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra làm gián đoạn việc mua hàng của quốc gia này.

Các thương nhân cho biết, Tổng cục Cung cấp Hàng hóa Ai Cập (GASC) đã mua khoảng 480.000 tấn lúa mì Nga từ công ty thương mại Solaris vào ngày 1/9, với mức giá khoảng 270 USD/tấn trên cơ sở giá thành và cước phí (C&F). Đáng chú ý trong cuộc đấu thầu tuần trước, tất cả các nhà cung cấp Nga đã nộp hồ sơ dự thầu ở mức giá C&F dao động trong khoảng 286,25 USD đến 291 USD/tấn.

Các thương nhân cho biết thêm rằng giá có thể thấp hơn mức sàn do chính phủ Nga đang nỗ lực kiểm soát giá lúa mì trong nước. Các nhà cung cấp lúa mì khác của Nga đã đưa ra đề nghị vào ngày 1/9 với mức giá giao hàng miễn phí là 265 USD/tấn.

Ngoài ra sẽ có các mức giá chênh lệch lớn đối với giao dịch tư nhân và bán đấu giá công khai, cũng như các mức giá bán khác nhau trong mỗi tháng của quý 4 và mức giảm giá cho các loại lúa mì có hàm lượng protein thấp hơn.

Cũng theo các doanh nhân, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của lúa mì Nga, khi GASC mua lúa mì Romania và Pháp rẻ hơn. GASC cũng đã mua riêng một lô lúa mì Bulgaria với giá 270 USD/tấn C&F trong cùng ngày.

Sau dầu thô, Nga bất ngờ tung một loại nông sản giá rẻ ra thị trường: Là mặt hàng Nga xuất khẩu hàng đầu, quốc gia nhập khẩu số 1 thế giới vừa “chốt đơn” nửa triệu tấn - Ảnh 2.

Một cánh đồng lúa mì tại Nga. Ảnh: Reuters

Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu lúa mì của nước này, Ai Cập chủ yếu dựa vào nguồn ngũ cốc tương đối rẻ của Nga. Năm ngoái, Bộ trưởng cung ứng Ai Cập cho biết việc mua hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp cho phép nước này đàm phán giá tốt hơn vào những thời điểm giá cả có thể xảy ra biến động mạnh.

Quốc gia Bắc Phi này đang phải chịu khủng hoảng ngoại tệ sau khi xung đột tại Ukraine gây ra cú sốc lớn cho nền kinh tế, khiến nước này bắt đầu trì hoãn thanh toán các lô hàng lúa mì. Chính phủ gần đây đã ký một thỏa thuận cho vay trị giá 500 triệu USD với Văn phòng Xuất khẩu Abu Dhabi (ADEX) để mua lúa mì nhập khẩu từ doanh nghiệp nông nghiệp Al Dahra có trụ sở tại UAE.

Nga vẫn giữ vị thế là nhà xuất khẩu ròng nông sản vào năm 2022 khi kim ngạch xuất khẩu lúa mì mang về hơn 41,6 tỷ USD. 1/5 số lô hàng lúa mì xuất khẩu trên thế giới hiện nay là từ Nga, tức chiếm tỷ lệ 20%.

Ngoài Ai Cập, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga - ông Dmitry Patrushev cũng cho biết thêm 87% sản lượng lương thực của Nga sẽ được gửi đến các thị trường không ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây. Ông Patrushev lưu ý rằng tổng sản lượng lúa mì vụ mùa năm 2023 của nước này là 78 triệu tấn và 93% ngũ cốc vụ đông đã vượt qua thời tiết lạnh giá trong điều kiện tốt.

Theo Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại