Bạn đã từng nhịn ăn chưa?
Thử thách nhịn ăn sau 30 ngày sẽ có kết quả như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra đáp án không ngờ.
Vào ngày đầu tiên, khi bắt đầu chế độ ăn kiêng chỉ có nước, chúng ta cảm thấy ổn với điều này. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy đói và tức giận, hay thậm chí theo như khoa học gọi là "quạu vì đói". Đó là bởi vì cơ thể của chúng ta đã cạn kiệt nguồn cung cấp glucose. Trên thực tế, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, nhưng bây giờ chúng ta đã từ bỏ thức ăn.
Sang ngày thứ ba, cơ thể người sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái "ketosis" mà chúng ta vẫn hay gọi là "đói muốn xỉu". Nguyên nhân vì glucose ở trong máu đã quá ít và cơ thể buộc phải tán mỡ thành năng lượng. Tuy nhiên, não bộ lại không thể dùng loại năng lượng này, bởi vì các chuỗi axit béo kéo dài không thể thâm nhập được vào các mạch máu não.
Theo đó, não bắt đầu sản sinh ra keton nhằm bẻ các chuỗi axit béo dài thành các chuỗi ngắn. Tuy nhiên, cách này chỉ đáp ứng được khoảng 75% lượng năng lượng mà não cần. Nhận thức của cơ thể sẽ trở nên yếu dần.
Cơ thể người sẽ rơi vào trạng thái ketosis sau nhiều ngày nhịn ăn.
Đến ngày thứ năm, chúng ta có thể giảm 2 kg mỗi ngày. Điều này là do mất nước và mất cân bằng điện giải.
Sang đến ngày thứ mười, cơ thể của con người sẽ thích nghi với việc thiếu thức ăn và sẽ ở trạng thái ketosis. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng, thay vì glucose. Chúng ta thậm chí có thể cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng đừng để bị lừa.
Vào thời điểm này, cơ thể chúng ta càng có nhiều chất béo dự trữ thì sẽ càng có cơ hội sống sót lâu hơn. Nhưng một khi tất cả chất béo trong cơ thể đã biến mất, chúng ta sẽ không còn gì để bù đắp cho các cơ bắp. Ít ai biết được rằng trái tim của con người là một cơ quan làm bằng cơ bắp.
Thế nhưng điều này có thể cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi trái tim của chúng ta bị thiếu nhiên liệu, nhịp đập và huyết áp sẽ tăng lên. Đó là vì cơ thể lúc này không thể bơm máu bình thường nữa. Tất cả các protein của cơ thể sẽ bị phá vỡ vào thời điểm này và chúng ta hầu như không thể suy nghĩ được. Nguyên nhân là chúng ta có thể sẽ chết đói vào lúc này.
Đến ngày thứ 15, hệ thống tiêu hóa của cơ thể người sẽ bị phá hủy. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, nôn mửa và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Cuối cùng, tới ngày 30, mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn, bởi cơ thể người lúc này sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và chúng ta sẽ cảm thấy yếu ớt hơn bao giờ hết. Thời điểm này chúng ta có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như chóng mặt, nhức đầu và khó tập trung.
Sang ngày thứ 40, sau nhiều ngày không ăn và chỉ uống nước, cơ thể người sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mệt mỏi cực độ, giảm cân nhanh chóng và teo cơ. Đáng sợ hơn là chúng ta còn phải lo lắng về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy thận hoặc nhiễm trùng huyết.
Theo các chuyên gia, thời gian nhịn ăn bao lâu phụ thuộc vào việc có uống đủ nước và lượng mỡ trong cơ thể của mỗi người.
Nhịn ăn và chỉ uống nước có lợi ích gì?
Nhịn ăn và chỉ uống nước được coi là một trong những phương pháp giảm cân hiệu quả. Ảnh: BS
Khi nhịn ăn và chỉ uống nước, cơ thể người sẽ sử dụng chất béo dự trữ. Kết quả là chúng ta có thể giảm 454 grams mỗi ngày. Đây được coi là một trong những phương pháp giảm cân ngắn hạn hiệu quả nhất. Hơn nữa, quá trình này còn giúp làm giảm tổn thương trong cơ thể người. Do đó, cơ thể nhanh chóng được phục hồi và chữa lành. Lượng đường trong máu của chúng ta cũng sẽ ổn định hơn.
Ngoài ra, việc nhịn ăn và chỉ uống nước còn giúp hạ huyết áp và giảm căng thẳng, đồng thời là chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những đối tượng không nên làm thử theo cách ăn kiêng với nước này, bao gồm: người bị rối loạn ăn uống, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người thiếu cân, người có vấn đề tim mạch nghiêm trọng, người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và người bị chứng đau nửa đầu không thể kiểm soát.
Bài viết tham khảo nguồn: Whatif, Brightside