Theo đó, sự hiện diện của những hệ thống di động trên cho phép người dùng phản ứng nhanh với các mối đe dọa khác nhau phát sinh trong các hoạt động quân sự.
Hệ thống Kornet có thể sử dụng tên lửa có đầu đạn gây nổ mạnh mẽ. Kết quả là nó có không chỉ phá hủy được các xe bọc thép mà còn tấn công được các vị trí kiên cố của địch.
Theo Russkoe Oruzhie, Ethiopoia không phải là quốc gia đầu tiên lắp đặt các hệ thống trên vào xe hơi. Ở Iraq, người ta có thể thấy chúng trên những chiếc xe Humvee, ở Libya có trên xe bọc thép Cougar và ở Peru là trên những xe địa hình Iveco.
Hệ thống chống tăng di động mới của Nga đang được phát triển có thể là một vấn đề lớn đối với xe tăng NATO.
Hệ thống phóng tên lửa mới này có thể được xem là “câu trả lời” đối với các hệ thống Javelin của Bắc Mỹ, ngoài ra nó có thể trở thành “sát thủ” xe tăng – Đại tá Roman Borisovich Spirin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết trên tạp chí National Interest.
Tác giả Charlie Gao của bài báo trên chỉ ra rằng các nhà sản xuất có ý định tăng khả năng xâm nhập, chống nhiễu và phá hủy xe bọc thép của loại vũ khí mới trên.
Hệ thống chống tăng này cho phép phóng các tên lửa nhỏ từ những thiết lập chưa được chuẩn bị hoặc từ các bệ phóng di động. Ngoài ra, nó có thể dùng ở các khu vực thành thị, cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu.
Trong khi đó, hệ thống Javelin của Mỹ, mặc dù cũng di động, nhưng là một hệ thống phức tạp nên khó sử dụng trong chiến đấu.