Sao chổi "lạ mặt" sắp tới thăm Trái Đất lần đầu tiên sau hàng triệu năm

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học cho biết, sao chổi mới được phát hiện C/2016 U1 có quỹ đạo “đặc biệt” kéo dài tới hàng triệu năm sắp “ghé thăm” Trái Đất vào ngày 14/1 tới.

Điều này có nghĩa rằng, đây sẽ là cơ hội duy nhất cho con người quan sát ngôi sao chổi kỳ lạ, có 1-0-2 này mà không cần phải dùng đến kính thiên văn.

Theo các nhà khoa học của NASA chia sẻ, đây là lần đầu tiên chúng ta quan sát được ngôi sao chổi có quỹ đạo hàng triệu năm bằng mắt thường.

Từ giờ cho đến ngày 14/1, ngôi sao chổi tên là C/2016 U1 NEOWISE này sẽ ở khoảng cách với Trái đất đủ gần để con người có thể nhìn thấy nó trên bầu trời đêm chỉ với một cặp ống nhòm hay thậm chí là bằng mắt thường.

Sao chổi lạ mặt sắp tới thăm Trái Đất lần đầu tiên sau hàng triệu năm - Ảnh 1.

Đây là lần đầu tiên, chúng ta có thể quan sát một ngôi sao chổi có quỹ đạo hàng triệu năm bằng mắt thường.

C/2016 U1 được NASA phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10 vừa qua, và hiện đang "quét qua" Trái Đất trên đường bay về phía Mặt Trời. Sao chổi "lạ mặt" sẽ bay xuyên qua quỹ đạo của Sao Thủy trước khi quay lại vùng Hệ Mặt Trời bên ngoài.

Theo Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các vật thể xung quanh Trái Đất (NEO) của NASA cho hay: "C/2016 U1 nhiều khả năng có thể quan sát được bằng một cặp ống nhòm loại tốt, mặc dù chúng tôi vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn do độ sáng của một ngôi sao là điều rất khó lường".

Cơ hội tốt nhất để quan sát thấy sao chổi này là nhìn lên bầu trời hướng Đông vào trước lúc bình minh. Mỗi ngày, C/2016 U1 sẽ xuất hiện hướng dần về phía Nam cho đến khi nó đi khuất khỏi tầm mắt vào giữa tháng 1/2017.

Sao chổi C/2016 U1 có quỹ đạo "khủng" mất tới hàng triệu năm, có nghĩa là đây có thể là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng nó "tiệm cận" gần Trái Đất như vậy. Những sao chổi thông thường chỉ có tuổi thọ khoảng chừng 1 hoặc 2 triệu năm.

Tuy có khả năng tiến tới khoảng cách tương đối gần so với Trái Đất, nhưng sao chổi này vẫn cách Trái Đất thân yêu của chúng ta hàng triệu dặm và không hề đe dọa đến hành tinh xanh.

Giống như C/2016 U1 là sao chổi thứ 9 được NASA phát hiện vào năm 2016, WF9 được cho là sao chổi thứ 10 mà sứ mệnh Neowise của NASA phát hiện ra, kể từ khi nó được bắt đầu trở lại vào năm 2013.

WF9 hình như là một vật thể "lạ" thuộc nhóm giữa một sao chổi và tiểu hành tinh. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể xếp loại vật thể này thuộc vào nhóm nào. Thông thường, các tiểu hành tinh có cấu tạo từ đá và kim loại, trong khi đó sao chổi còn có cả băng nữa.

Giống như các sao chổi và tiểu hành tinh khi di chuyển, WF9 rất lớn, nó có kích thước chiều rộng lên tới hơn 1km. 

"Sao chổi" này cũng rất tối, chỉ phản xạ lại một lượng ánh sáng rất nhỏ chiếu đến nó. Các nhà khoa học so sánh bề mặt của một ngôi sao chổi là than hoặc tarmac dựa vào cách lượng ánh sáng ít ỏi mà nó phản xạ.

(Nguồn: Independent)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại