Xem cảnh sao chổi bay với tốc độ 2,1 triệu km/h qua Mặt Trời bị đốt cho bốc hơi không còn dấu vết

NPQM |

Cảnh tượng kỳ thú của vũ trụ mà không phải ai cũng có đủ điều kiện hay khả năng để được tận mắt chứng kiến.

Không thể phủ nhận đó là khoảnh khắc vô cùng choáng ngợp khi một sao chổi bị Mặt Trời làm cho "tan thành mây khói".

Cơ quan An ninh Trái Đất (ESA) cùng với Trạm theo dõi Không gian Mặt Trời (Soho) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA mới đây đã ghi lại được cảnh tượng đầy thú vị đó khi Mặt Trời chính thức xuống tay không thương tiếc với nạn nhân của mình.

Sao chổi xấu số bị phá vỡ thành từng mảnh và... bốc hơi ngay sau đó do ảnh hưởng bởi lực tác động của Mặt Trời khi đến quá gần.

Xem cảnh sao chổi bay với tốc độ 2,1 triệu km/h qua Mặt Trời bị đốt cho bốc hơi không còn dấu vết - Ảnh 1.

Cụ thể, ESA và NASA đã bắt được dấu hiệu của một sao chổi đang "liều mình" lao về phía mặt trời vào ngày 3-4/8, với tốc độ khoảng 1,3 triệu dặm/giờ.

Ngôi sao không đâm thẳng vào mà chỉ bay sượt qua xung quanh rìa Mặt Trời - chỉ tiếc là nó còn không có cơ hội được hoàn thành hành trình đó của mình.

Cũng như nhiều vật thể khác khi gặp phải trường hợp như vậy, sao chổi này đã nhanh chóng bị áp lực làm cho vỡ tan thành từng mảnh và bốc hơi khi đến gần. Nếu ở trong vòng 1,38 triệu km tính từ bề mặt Mặt Trời, đó sẽ là kết cục tất yếu.

"Sao chổi Thái Dương" là gì?

Những sao chổi bay trong giới hạn khoảng cách 1,38 triệu km kể từ bề mặt của Mặt Trời được gọi với cái tên như trên.

Theo công bố từ Space.com, những sao chổi nhỏ sẽ nhanh chóng bị phá tan và bốc hơi bởi nhiệt độ và áp lực, còn những ngôi sao kích thước lớn hơn thì có thể có cơ hội "tồn tại" qua khỏi thử thách đó.

Kích cỡ trung bình của một sao chổi Thái Dương thường vào khoảng 9-46m đường kính và tất nhiên là hầu hết trong số đó chưa bao giờ chịu đựng nổi áp lực của Mặt Trời.

80% số sao chổi được Soho theo dõi đi theo quỹ đạo Kreutz, với chu kỳ 800 năm để hoàn hoàn thành.

Những sao chổi Thái Dương thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia vì những mục đích nghiên cứu liên quan tới Mặt Trời.

Phần đuôi được cấu tạo bởi khí ion hóa sẽ làm phát sáng, để lộ từ trường xung quanh Mặt Trời, thứ vốn vô hình trước công cụ và thiết bị của con người hiện nay.

Những vệt đuôi của sao chổi đóng vai trò như một "ống hút gió" của gió mặt trời, giúp cho các nhà khoa học theo dõi, thu thập thêm dữ liệu về khía cạnh này.

Được phát hiện bởi Soho lần đầu tiên vào 1/8, sao chổi này là một phần của nhóm sao chổi Kreutz, hình thành từ vụ nổ của một sao chổi khổng lồ vài thế kỷ trước đó.

Sao chổi, về cơ bản, là một khối băng và bụi bay xung quanh Mặt Trời, thường theo quỹ đạo elip khá lệch nên nếu ở điểm xa nhất, nó còn có thể vượt qua cả khoảng cách so với sao Diêm vương.

Trước khi Soho được đưa vào phục vụ mục đích nghiên cứu vào năm 1995, chỉ tầm hơn 10 sao chổi được khám phá trong không gian, mặc dù con số thực sự đang tồn tại là khoảng 900 sao chổi.

Trạm theo dõi Soho đã giúp ích các nhà thiên văn học rất nhiều trong việc theo dõi và lần theo các sao chổi cho đến khi chúng bị diệt vong, và tất nhiên là một vài trong số đó cũng đã dại dột lởn vởn xung quanh Mặt Trời. Ba họ sao chổi mới, nhờ có Soho, đã được thêm vào danh sách nghiên cứu của giới khoa học.

Nhiệm vụ chính của trạm quan sát này là theo dõi Mặt Trời cùng không gian liên hành tinh - thức vốn có tác dụng ngăn chặn những bức xạ có hại từ Mặt Trời. 

Cụ thể, bề mặt Mặt Trời và môi trường xung quanh được ưu tiên hàng đầu, sau đó là những động thái của những phân tử và vật chất phát ra từ đó (gió mặt trời), và cuối cùng là những vụ nổ khí bị rò rỉ từ bên trong lõi.

Xem cảnh sao chổi bay với tốc độ 2,1 triệu km/h qua Mặt Trời bị đốt cho bốc hơi không còn dấu vết - Ảnh 2.

Sao chổi có thể giúp khám phá ra nhiều thông tin về nguồn gốc của chúng cũng như tác động của Mặt Trời

Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu tại Soho đã thúc đẩy nhận thức của nhân loại lên một tầm cao mới về vũ trụ. Những sao chổi Thái Dương có thể được dễ dàng theo dõi và ghi lại dữ liệu, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và tính toán kỹ lưỡng.

Xem cảnh sao chổi bay với tốc độ 2,1 triệu km/h qua Mặt Trời bị đốt cho bốc hơi không còn dấu vết - Ảnh 3.

Giáo sư Fred Whipple sử dụng một mô hình minh họa cấu tạo và hình dáng của sao chổi trong học tập

Joe Gunman, chuyên gia khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland cho biết: 

"Soho có thể ghi lại hình ảnh bao quát 12,5 triệu dặm xung quanh Mặt Trời. Vì vậy chúng tôi mong rằng tất cả những sao chổi bay đến gần đều sẽ ngay lập tức được phát hiện - điều mà 2200 năm trước chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người."

Trong khi một vài nhà khoa học thích tìm kiếm dữ liệu từ Soho để chuẩn bị cho công trình liên quan đến khám phá quan trọng, nhiều người khác trong cộng đồng thiên văn học lại có thói quen lục lọi, rà soát những bức ảnh đã qua chỉnh sửa kỹ lưỡng để không bỏ sót chi tiết đáng giá nào. 

Nhờ đó, 95% số sao chổi thực chất đưuọc tìm thấy nhờ những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt mà quan trọng này.

Karl Battams, chuyên gia nghiên cứu thái dương học tại phòng nghiên cứu Naval tọa lạc ở Washington DC, người từng điều hành website phụ trách theo dõi sao chổi của Soho vào năm 2003, chia sẻ: 

"Bất kỳ ai cũng có thể truy cập và nghiên cứu những bức ảnh của chúng tôi. Các nhà khoa học, giáo viên, nhà văn... nếu có đam mê thì chả có gì phải do dự cả. Thậm chí còn có cả lứa tuổi 13."

Tham khảo: dailymail.co.uk


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại