Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn "bùng nổ" được mong đợi nhất này!

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học tiết lộ năm 2017 sẽ là năm “bùng nổ” với hàng loạt các hiện tượng thiên văn kỳ thú như mưa sao băng, nhật thực toàn phần, nhật thực vành khuyên…

Dưới đây là danh sách các sự kiện thiên văn kỳ ảo nhất sẽ xảy ra trong năm 2017 mà bạn không thể bỏ lỡ:

Nguyệt thực nửa tối - 11/2

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi ngang qua vùng nửa tối của Trái Đất. Trong quá trình xảy ra nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng sẽ tối dần nhưng không tối hẳn.

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 1.

Nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện vào ngày 11/2.

Hiện tượng thiên văn này có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn ở các nước Nam Mỹ, phía đông Canada, Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Phi, và Tây Á vào ngày 11/2.

Nhật thực hình khuyên - 26/2

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 2.

Nhật thực hình khuyên cũng là hiện tượng thiên văn được mong đợi nhất trong năm 2017.

Vào ngày 26/2, những người yêu thích thiên văn học có thể quan sát hiên tượng nhật thực hình khuyên vô cùng độc đáo.

Nhật thực hình khuyên là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng ở quá xa Trái Đất để có thể che khuất toàn bộ Mặt Trời. Khi nhật thực đạt cực đại, một vòng sáng sẽ xuất hiện bao quanh phần tối của Mặt Trăng.

Đường đi của Nhật thực sẽ bắt đầu trên vùng Nam Thái bình Dương, qua khu vực Nam Mỹ và kết thúc ở phía tây nam của châu Phi. Đây là khu vực may mắn có thể quan sát được nhật thực một phần tuyệt vời này.

"Tam giác" Sao Thủy, Sao Hỏa và Mặt Trăng – 29/3

Sau khi Mặt Trời lặn, khi nhìn về bầu trời phía tây, bạn có thể trông thấy Mặt Trăng lưỡi liềm cùng với Sao Thủy và Sao Hỏa tạo thành một hình tam giác vô cùng ấn tượng.

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 3.

Mặt Trăng lưỡi liềm sẽ "tiệm cận" 2 hành tinh là Sao Thủy (Mercury) và Sao Hỏa (Mars) để tạo thành hình tam giác vô cùng lạ mắt.

Tại sao đây lại là hiện tượng đáng xem mà bạn không nên bỏ lỡ? Bởi vì chính nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa 3 hành tinh này sẽ giúp những người quan sát có thể thấy rõ tại thời điểm đó, Sao Thủy trở nên sáng và cao nhất trong bầu trời của chúng ta.

Thông thường, rất khó có thể quan sát thấy Sao Thủy vì vị trí trong cùng của hành tinh này.

Mặt trăng "gặp gỡ" Sao Mộc- 10/4

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 4.

Sao Mộc cũng có 1 cuộc gặp gỡ thú vị với Mặt Trăng vào ngày 10/4.

Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời sẽ "gặp gỡ" với Mặt Trăng vào đêm trăng tròn. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể nhận thấy Sao Mộc sáng hơn bình thường ở bầu trời phía đông.

Trước đó 3 ngày, Sao Mộc nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất, bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời về phía Trái Đất. Do đó, đây chính là thời điểm Sao Mộc sáng nhất trong năm.

Nhật thực toàn phần – 21/8

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 5.

Mỹ là quốc gia may mắn, có nhiều nơi quan sát được nhật thực toàn phần vào tháng 8 năm nay.

Nhật thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, để lộ ra lớp khí quyển bên ngoài tuyệt đẹp hay còn gọi là vành nhật hoa. Đây là một hiện tượng thiên văn rất hiếm gặp, đặc biệt là đối với những người xem ở Mỹ kể từ lần đầu chiêm ngưỡng vào năm 1979.

Trong tháng 8/2017, Nhật thực toàn phần sẽ bắt đầu ở Thái Bình Dương, xuyên qua nước Mỹ và chỉ "quét qua" một số bang từ Oregon tới bang Nam Carolina, trước khi kết thúc ở Đại Tây Dương.

Do đó, hầu hết người dân Mỹ đều có thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Nếu bỏ lỡ lần này, thì phải đến 2024 mới có thể quan sát nhật thực toàn phần trên bầu trời Bắc Mỹ. Rất tiếc là Việt Nam không thể quan sát được hiện tượng đặc biệt này trong năm 2017.

Sao Kim và Sao Mộc giao hội – 13/11

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 6.

Sao Kim (Venus) và Sao Mộc (Jupiter) sẽ xuất hiện rất gần nhau trong tháng 11.

Giao hội là một sự kiện thiên văn cực hiếm chỉ xảy ra khi mà hai hoặc nhiều vật thể xuất hiện rất gần nhau trên bầu trời đêm. Sao Mộc và Sao Kim, hai hành tinh sáng nhất trong bầu trời đêm sẽ đến rất nhau trên bầu trời buổi sớm trước khi bình minh lên.

Hai hành tinh này sẽ có một sự kết hợp "ngoạn mục" gần nhau ở vị trí thấp gần dường chân trời phía động. Chúng cách nhau chỉ 0.3 độ. Đây được coi là một hiện tượng rất thú vị. Bạn có thể sử dụng ống nhòm để quan sát hiện tượng này vào buổi sáng sớm.

Mưa sao băng Geminid - 13/12

Năm 2017, đừng bỏ lỡ sự kiện thiên văn bùng nổ được mong đợi nhất này! - Ảnh 7.

Đây được xem là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm với tần suất lớn nhất có thể lên đến 120 sao băng/1 giờ.

Đây được xem là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Geminids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi tiểu hành tinh 3200 Phaethon, được phát hiện năm 1982. Mưa sao băng Geminid diễn ra thường niên từ ngày 7 đến ngày 17/12.

Cực đại của trận mưa sao băng cuối 2017 này là rơi vào đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14, với tần suất "khủng" có thể đạt tới 120 sao băng trong 1 giờ. Hiện tượng mưa sao băng Geminid năm nay được đánh giá là dễ quan sát bởi ít bị ảnh hưởng từ ánh trăng khuyết.

(Nguồn: Nationalgeographic)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại