Phỏng vấn xin việc làm là một quá trình mà ứng viên nào cũng phải trải qua sau khi tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, với sự cạnh tranh gay gắt, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng có những màn phỏng vấn "độc lạ" với mục đích tìm ra ứng viên không chỉ xuất sắc về mặt chuyên môn mà còn đòi hỏi EQ cao. Ngày nay, có rất nhiều nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi đôi khi "đơn giản" nhưng lại đòi hỏi câu trả lời thật sự "thông minh". Vì vậy ứng viên nào muốn trúng tuyển vào công ty phải bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và đưa ra câu trả lời khéo léo nhất thì mới có thể "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng.
Ảnh minh họa
Tiểu Lục là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, thành tích học tập không mấy nổi bật so với các bạn cùng khóa. Thế nhưng, Tiểu Lục lại có lợi thế về mặt EQ. Sau khi nộp đơn xin việc ở nhiều nơi, nhận được nhiều thư mời phỏng vấn, cuối cùng, anh muốn thử thách khả năng của bản thân tại một công ty khá lớn, với cơ hội phát triển, chế độ đãi ngộ cao và có triển vọng thăng tiến.
Cơ hội việc làm ngày càng cạnh tranh, Tiểu Lục có chút lo lắng và hồi hộp khi có thêm ứng viên khác cũng chờ đợi để phỏng vấn cho vị trí này. Các ứng viên tham gia sẽ cùng nhau trải qua nhiều câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn lẫn kỹ năng xã hội. Đến lượt Tiểu Lục, anh vượt qua những câu hỏi phỏng vấn chuyên môn nhưng gặp một chút khó khăn. Để ứng viên có thêm cơ hội thể hiện mình, nhà tuyển dụng quyết định đặt thêm một câu hỏi ngoài lề: "Khi nhìn thấy một cụ già bị ngã ngoài đường, bạn có đến giúp đỡ ông/bà ấy không?"
Ứng viên thứ nhất dõng dạc trả lời: "Có! Đây là việc nên làm mà, thế nên tôi nhất định sẽ giúp đỡ cụ già ấy mà không ngần ngại". Nhà tuyển dụng mỉm cười với câu trả lời này, tuy nhiên, vẫn im lặng và muốn nghe ý kiến của ứng viên còn lại.
Ảnh minh họa
Đến lượt Tiểu Lục, anh tự tin trả lời: "Trong tình huống này, việc đầu tiên tôi làm sẽ là lấy điện thoại ra quay lại toàn bộ quá trình giúp đỡ cụ già đó. Vì hiện nay rất nhiều trường hợp giả vờ tạo tình huống như vậy để bắt vạ người qua đường. Tôi chắc chắn sẽ giúp cụ già bị ngã nhưng sẽ luôn giữ bình tĩnh để phán đoán tình huống và bảo vệ chính mình" - anh cho biết.
Sau khi nghe xong, nhà tuyển dụng bật cười, liên tục gật đầu tâm đắc với câu trả lời đầy thuyết phục. Với câu trả lời cực kỳ thông minh này, Tiểu Lục đã được nhà tuyển dụng nhận việc và mời đi làm ngay. Còn ứng viên vội vàng lựa chọn câu trả lời "có" bị loại.
Thực ra, đáp án nào cũng không sai, nhưng điều quan trọng là sự khéo léo và thông minh trong câu trả lời của ứng viên. Với câu trả lời của Tiểu Lục, nhà tuyển dụng nhìn thấy được "tầm nhìn xa" và cách mà anh ứng biến để tránh những tình huống lừa đảo. Chỉ với một câu hỏi đã có thể biết ứng viên nào có thể giải quyết công việc tốt, ứng viên nào có tiềm năng lớn để đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong công việc.