Sai một ly, đi một dặm: Cùng vạch xuất phát, nhưng tại sao TQ lại "thống trị" đất hiếm sau 30 năm?

Tất Đạt |

Theo chuyên gia, sự thống trị của Trung Quốc đối với đất hiếm là nhờ phần lớn vào nỗ lực của chính phủ và ngành công nghiệp nước này.

Đất hiếm Trung Quốc

Phát biểu tại hội nghị về khoáng sản của Trung tâm Perth USAsia ngày hôm qua (8/10), Amanda Lacaze, giám đốc điều hành của công ty khai thác đất hiếm Australia Lynas Corp, đã mô tả sự khác biệt rõ rệt giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới đối với cách tiếp cận vấn đề đất hiếm trong 30 năm qua.

Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố cần thiết cho các loại thiết bị công nghệ hiện đại, từ di động thông minh cho tới trang bị quốc phòng.

Hơn 80% nguồn cung cấp đất hiếm trên thế giới tới từ Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng hơn giữa bối cảnh thế giới ngày càng tiêu thụ nhiều đất hiếm để sản xuất các thiết bị công nghệ cao.

Nhà Trắng đã lo ngại Trung Quốc có thể chặn nguồn cung cấp đất hiếm để phản ứng lại những căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia. Ngành quốc phòng Mỹ đặc biệt cần đất hiếm để đảm bảo tiến độ các dự án quan trọng.

Theo bà Lacaze, sự thống trị của Trung Quốc đối với đất hiếm là nhờ phần lớn vào nỗ lực của chính phủ và ngành công nghiệp nước này.

Sai một ly, đi một dặm: Cùng vạch xuất phát, nhưng tại sao TQ lại thống trị đất hiếm sau 30 năm? - Ảnh 1.

Khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Getty

"30 năm trước Trung Quốc không có vị thế như ngày nay. Ngành công nghiệp Trung Quốc có khoáng sản, nhưng không đạt được nhiều thành tựu. Với những chính sách chú trọng vào việc đem lại giá trị lớn cho ngành công nghiệp và việc làm ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã áp dụng một chiến lược nhất quán bằng kỉ luật và gặt hái được thành công," bà Lacaze nói.

Ngoài ra, vị giám đốc này cho rằng chuỗi cung ứng của "phần còn lại của thế giới" đã bị phân hóa và chính các nhà cung cấp châu Âu và Mỹ là những công ty đã đặt doanh nghiệp của mình vào khó khăn.

"Trong 3 thập kỉ qua, các nhà sản xuất bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, đã có chiến lược mờ ám trên thị trường, và điều này có thể là mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp của họ."

Để cạnh tranh với lợi thế của Trung Quốc, bà Lacaze nói các quốc gia như Australia và Mỹ có thể học hỏi cách khai thác lợi thế của Bắc Kinh.

"Trung Quốc đã cho thấy làm thế nào để chính phủ hỗ trợ ngành công nghiệp đất hiếm. Họ hỗ trợ những công ty khai thác lớn và thúc đẩy công nghệ để trở nên thành công," bà nói.

"Bên ngoài Trung Quốc, thị trường đất hiếm rất phức tạp và dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, chỉ dựa vào thị trường sẽ rất khó để thành công. Hỗ trợ cho ngành công nghiệp có thể dưới dạng đầu tư vốn hoặc hỗ trợ chính sách".

"Tôi cho rằng điểm then chốt nhất là chính phủ tạo ra môi trường hoạt động ổn định và áp dụng các chính sách hỗ trợ tăng trưởng công nghiệp".

Bài toán khó cho Mỹ

Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoáng sản Quốc gia Mỹ Steven Fortier cho rằng nếu khoáng sản tập trung phần lớn vào một quốc gia - bất kể ở quốc gia nào - thì điều đó luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

"Chúng ta phải có khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng để không một quốc gia hay công ty nào có thể lợi dụng đất hiếm làm ưu thế trong việc đe dọa các hệ thống phòng thủ của các quốc gia phương Tây. Đó là rủi ro mà chúng ta không thể chấp nhận".

Trong khi đó, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney nhận định Trung Quốc sẽ không áp dụng lệnh cấm với đất hiếm bởi trong lần gần nhất sử dụng phương pháp này, các quốc gia khác đã tìm được sản phẩm thay thế và bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

"Các công ty Trung Quốc luôn nhận thức rõ về các nguy cơ khi đẩy giá bán lên quá cao. Khi họ làm như vậy vào năm 2010, thị trường đã bị tổn thất nặng nề. Mất tới 10 năm để tổng doanh thu bán ra phục hồi. Đối với một số loại đất hiếm nhất định, Trung Quốc không thể bán được cho ai nữa vì khách hàng đã tìm được nguồn cung thay thế," báo cáo viết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại