Sai lầm ngớ ngẩn khiến Ấn Độ suýt đi tong tàu ngầm 3 tỷ USD: Những bí ẩn quá kỳ lạ!

QS |

Nếu các thủy thủ vô tình làm chìm tàu ngầm INS Arihant thì họ sẽ làm tê liệt nghiêm trọng mạng lưới phòng thủ trên biển của Ấn Độ.

Ấn Độ suýt đi tong tàu ngầm 3 tỷ USD?

Đầu năm 2018, tờ The Hindu của Ấn Độ cho biết INS Arihant, chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo sẵn sàng hoạt động duy nhất của nước này, đã không thể thực hiện nhiệm vụ nào trong khoảng 10 tháng nay, từ khi xảy ra sự cố vào năm 2017.

Sự cố đó là gì? Một thủy thủ được cho là đã để cửa hầm mở, khiến nước tràn vào, gây hư hại khoang hệ thống đẩy của tàu ngầm, thậm chí khiến con tàu suýt chút nữa chìm nghỉm.

Một nguồn tin hải quân giấu tên cho biết, nước đã tràn vào trong tàu sau khi cánh cửa ở đuôi tàu không được đóng lại do sơ suất. Vụ việc xảy ra khi tàu đang neo đậu ở cảng.

Đến nay danh tính người (hoặc nhóm người) phải chịu trách nhiệm cho sự cố này vẫn chưa được công bố, dù họ đã xém chút nữa làm chìm chiếc tàu ngầm trị giá 3 tỷ USD mà không dùng tới phát súng nào.

INS Arihant là một thành phần trong bộ ba hạt nhân của Ấn Độ. Vì thế, nếu các thủy thủ vô tình làm chìm con tàu này thì họ sẽ làm tê liệt nghiêm trọng mạng lưới phòng thủ trên biển của New Delhi.

Ấn Độ đang hy vọng có thể xây dựng một hạm đội gồm 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant. Song, theo một cựu sĩ quan hải quân, chi phí của chương trình này đã đội lên gấp 4 lần so với dự kiến ban đầu.

“Chi phí ước tính ban đầu là 430 triệu USD cho 3 tàu nhưng giờ đây, chi phí của 1 chiếc Arihant đã tăng lên hơn 2 tỷ USD”.

Arihant và các phương tiện phóng hạt nhân khác đang thuộc quyền quản lý của Bộ Tư lệnh Các lực lượng Chiến lược Ấn Độ. Tình trạng của chúng được báo cáo lên Ban Quản lý Chỉ huy Hạt nhân do Thủ tướng Ấn Độ điều hành.

Tháng 4 vừa qua, tạp chí National Interest cũng có đưa tin về sự cố suýt làm chìm tàu ngầm của Ấn Độ nhưng cho biết gầy đây con tàu mới được sửa chữa. Nhưng theo trang mạng South Front, thông tin này không đúng sự thật.

Thực hư vụ việc

Tháng 11 năm ngoái, tàu INS Arihant đã hoàn thành chuyến tuần tra răn đe đầu tiên.

Sai lầm ngớ ngẩn khiến Ấn Độ suýt đi tong tàu ngầm 3 tỷ USD: Những bí ẩn quá kỳ lạ! - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ khen ngợi thành tích của tàu ngầm INS Arihant.

Khen ngợi thành tích của tàu INS Arihant, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói: “Thành công của INS Arihant là một bước tiến lớn hướng tới mục tiêu củng cố an ninh quốc gia. Đối với các đối thủ của Ấn Độ thì đây là một thách thức lớn.

Tôi xin chúc mừng tất cả những người tham gia, đặc biệt là kíp thủy thủ của tàu INS Arihant, vì thành tích này. Lịch sử của chúng ta sẽ luôn ghi nhận điều đó. Đúng như tên gọi, INS Arihant sẽ bảo vệ 1,3 tỷ dân Ấn Độ trước các mối đe dọa bên ngoài và đóng góp vào nền hòa bình chung trong khu vực”.

Các tên lửa với tầm bắn 750km và 3.500km của INS Arihant, ở một khía cạnh nào đó, có thể thua kém hơn các tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Mỹ, Trung Quốc và Nga (với tầm bắn hơn 5.000km).

Song, đối với Ấn Độ thì chúng rất có ý nghĩa bởi họ theo đuổi chính sách “không tấn công trước” và những tên lửa đó sẽ hiến năng lực tấn công trả đũa của Ấn Độ trở nên đáng tin cậy hơn.

Tờ Economic Times (Ấn Độ) chỉ rõ, thông tin về vụ việc suýt chìm tàu ngầm Arihant về cơ bản là không đúng sự thật.

“Con tàu không có cửa hầm nào ở đó. Arihant được chế tạo dựa trên thiết kế thân kép của Nga với một khoang bịt kín chứa lò phản ứng hạt nhân. Ngoại trừ các tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Pháp có cửa hầm bố trí bên trên lò phản ứng để hỗ trợ nạp nhiên liệu nhanh hơn thì tàu ngầm của các quốc gia khác hiện nay không có thiết kế tương tự.

Mặc dù lõi hạt nhân của tàu Arihant không được thiết kế để hoạt động suốt toàn bộ vòng đời của tàu ngầm và cần được tái nạp nhưng tại đó không có cửa cầm.

Để tái nạp nhiên liệu, thân tàu sẽ phải được tách ra và sau đó hàn lại, tương tự như tàu ngầm INS Charka lớp Akula II mà Ấn Độ đã thuê từ Nga”.

Bản tin của National Interest cho biết thêm rằng, việc Arihant vắng mặt trong các hoạt động đã thu hút sự chú ý của giới lãnh đạo chính trị trong thời gian quân đội Ấn Độ-Trung Quốc xảy ra xung đột ở Dokalam, khi New Delhi được cho là muốn triển khai con tàu này.

Tuy nhiên, điều đó quá kỳ lạ: Tại sao giới chức cấp cao Ấn Độ lại không hề hay biết một trong những hệ thống vũ khí tinh vi và quan trọng nhất của họ đang không thể hoạt động và bị loạt tin tức bủa vây?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại