Lý do là ở chỗ tổ hợp này có thể phóng tên lửa đánh chặn các loại khác nhau, tác giả bài báo Stephen Bryen lưu ý. Đó là bốn loại tên lửa: 40N6E (tầm hoạt động 400km), 48N6 (250km), 9M96E2 (120km) và 9M96E (40km). Hệ thống Patriot của Mỹ, chẳng hạn, chỉ có thể bắn lên một loại tên lửa phòng không ở khoảng cách 96 km, tác giả so sánh.
Tác giả đánh giá một trong những ưu điểm chính của hệ thống Nga là tên lửa 9M96E2. Nó có tốc độ lên đến 5.000 mét/giây và có thể bắn hạ các mục tiêu bay rất thấp cách mặt đất (khoảng 5 mét).
Tác giả Bryen đề cập đến Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia nghiên cứu hàng không vũ trụ, người đã lưu ý rằng S-400 có thể được trang bị radar phát hiện và bắt mục tiêu để phá hủy các loại máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35.
Về phần mình, lợi thế của loại tên lửa tầm xa S-400 là khả năng đánh chặn các mục tiêu nằm ngoài khu vực phòng không, kể cả máy bay cảnh báo tầm xa Boeing E-3 Sentry.
Theo ông Bryen, quyết định của Saudi Arabia, "nước vệ tinh vĩnh viễn của Mỹ", mua hệ thống phòng không của Nga là một cú sốc nghiêm trọng đối với Washington và các đồng minh Châu Âu.
Trước thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD với Nga để mua S-400. Một quốc gia khác có thể sở hữu hệ thống phòng không Nga là Ai Cập. Đồng thời, nhiều nước khác, bao gồm Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ, đã có hệ thống S-300.