Ngày 11/9, các phương tiện truyền thông xuất hiện báo cáo về chính sách bảo mật, trong đó tác giả đã phân tích các “mối đe dọa của Nga” đối với đảo lớn nhất vùng Baltic Gotland của Vương quốc Thụy Điển và triển vọng hợp tác quốc phòng giữa Thụy Điển-Phần Lan.
Phân tích các “mối đe dọa Nga”
Tác giả của bài viết Christer Bringeus là Bộ trưởng Ngoại giao của Thụy Điển và cựu đại sứ của nước này tại Moscow, Washington, London và Bonn.
Trong bài báo cáo của mình, ông đã phân tích các kịch bản khác nhau trong việc hợp tác quốc phòng giữaThụy Điển và Phần Lan trong bối cảnh các “mối đe dọa của Nga”.
Ông cho rằng, việc hợp tác chặt chẽ hơn với Phần Lan sẽ gây nguy hiểm cho Thụy Điển, mặc dù cả hai nước đều không phải là thành viên của NATO, do đó không bị ảnh hưởng bởi Điều thứ 5 của hiệp ước bảo vệ biên giới tập thể của liên minh quân sự và chính trị.
Theo phía Phần Lan, Thụy Điển và Phần Lan có một không gian địa-chính trị chiến lược và đặc biệt, vì vậy sẽ rất tốt nếu gia nhập vào NATO.
Chuyên gia Thụy Điển cho rằng, trong việc hợp tác đầy đủ giữa hai quốc gia thì khả khả năng phòng thủ nằm trong tầm tay của Phần Lan, giống như một đất nước gần gũi nhất với Nga, trong khi Thụy Điển sẽ không được bảo vệ trước Nga.
Sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea thì mối quan hệ giữa Nga và Thuỵ điển trở lên xấu đi, máy bay Nga bị cáo buộc nhiều lần khiêu khích Thuỵ Điển.
Sau đó Quốc hội Thuỵ điển đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước cho phép NATO dễ dàng tiền hành các hoạt động quân sự ở nước này.
Khu vực biên giới và Gotland
Tác giả đã làm rõ tình hình an ninh “an toàn” tại các vùng lãnh thổ tiếp giáp với Thụy Điển. Theo ông, những cuộc xung đột diễn ra từ trung tâm châu Âu đến biển Baltic, Bringeus cũng nêu ra kịch bản quân sự tồi tệ nhất, trong đó Thụy Điển trở thành đối tượng tấn công số một của Nga trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột trong khu vực Baltic.
Các Ngoại trưởng Thụy Điển tin rằng, quân đội Nga có thể chớp nhoáng chiếm được đảo Gotland của Thụy Điển, và ngay lập tức triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, S-400, chúng sẽ dễ dàng “kiểm soát” lực lượng của NATO ở lối vào phía Bắc của Biển Baltic.
Tiếp sau đó, quân đội Nga có thể dễ dàng chiếm được các nước trong khu vực Baltic, ngăn chặn sư xâm nhập của quân đội NATO qua hành lang Suwalki - lãnh thổ của phía Đông Bắc Ba Lan, giữa khu vực của Kaliningrad và Belarus.
Trong trường hợp này, các lực lượng NATO sẽ có thể chỉ sử dụng căn cứ không quân Thụy Điển, quân cảng Geterborge và các mục tiêu chiến lược quan trọng khác ở Thụy Điển.
Gotland có gì hấp dẫn?
Đảo Gotland có vị trí cực kỳ chiến lược. Trung tâm CERA của Mỹ đã công khai báo cáo, trong đó nói rằng trong cuộc diễn tập quân sự ở Biển Baltic, quân đội Nga với số lượng quân khoảng 33 nghìn người đã hoàn thành bài tập đánh chiếm hòn đảo Gotland của Thụy Điển, đảo Bornholm của Đan Mạch và quần đảo của Phần Lan Åland.
Không chỉ bây giờ hòn đảo này đóng vai trò quan trọng, ngay cả dưới thời Peter I hạm đội tàu chiến Tổng Đô đốc Fedor Apraksin đã thực hiện hơn 50 hoạt động đổ bộ trên các đảo trong những năm 1719-1721 mà không gặp sự kháng cự nào.
Những cuộc tấn công thành công này cho phép đi đến ký kết Hiệp ước Nystad 1721, kết thúc ở phía Bắc bằng cuộc đại chiến giữa Nga và Thụy Điển.
Trong năm 1808-1809, dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Nikolai Bodisko đảo Gotland trở thành một “tỉnh của Đế quốc Nga”.
Điều này đã thực hiện thành công nhờ vào chiến thuật tinh khôn của Bodisko, người đã đến đảo không phải trên tàu quân sự mà là tàu thương mại.