S-300 Syria - 2 "mất tích", 1 "bỏ trốn": Mặc đồng đội bị Israel tấn công, hậu quả rất lớn?

Bình Nguyên |

2 tổ hợp tên lửa S-300 Syria "mất tích", tổ hợp S-300 còn lại "bỏ trốn" xa tít tắp, để mặc đồng đội trước bão lửa tấn công kinh hoàng từ Israel. Hậu quả hết sức nặng nề đã xảy ra?

PK Syria bất lực trước đòn tập kích mới nhất của Israel

Rạng sáng qua, Không quân Israel đã phát động một đợt tập kích bất ngờ nhằm vào các vị trí quân sự của lực lượng Iran và Quân đội Syria ở phía Nam Thủ đô Damascus.

Các chiến đấu cơ Israel tập trung nã tên lửa vào nhiều mục tiêu gần thành phố Quneitra (cao nguyên Golan) và quanh khu vực sân bay quốc tế Damascus cũng như sân bay al-Mazzeh.

Theo đó, trong lần hiếm hoi thừa nhận đã tiến hành tấn công nhằm vào Syria, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố: "Cuộc tấn công được tiến hành nhằm đáp trả vụ bắn rocket của lực lượng Quds Iran từ lãnh thổ Syria".

Mặc dù phòng không Syria đã khai hỏa và bắn như vãi đạn để ngăn chặn tên lửa của Israel nhưng dường như hiệu quả chiến đấu không như mong muốn. Lưới lửa khá dày đặc của họ vẫn để lọt nhiều mục tiêu nguy hiểm và bị tên lửa Israel xuyên thủng, gây ra nhiều vụ nổ lớn ở các khu vực mục tiêu.

Quân đội Syria tuyên bố lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ nhiều tên lửa của Israel nhưng rõ ràng nhiều bức ảnh hiện trường cho thấy chiến đấu cơ Do Thái vẫn bắn trúng mục tiêu.

Thống kê ban đầu của Israel cho thấy phòng không Syria chỉ bắn hạ được 7 trong tổng số 18 quả tên lửa Israel, tức tỷ lệ chưa tới 40%, số còn lại đã gây ra thiệt hại lớn.

Phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa Israel

Phòng không Syria có quy mô khá lớn và được trang bị nhiều tổ hợp tên lửa hiện đại khiến nhiều quốc gia thèm muốn.

Nền tảng của hệ thống phòng không Syria là 36 tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1 (một số nguồn cho biết có thể tới 57 tổ hợp), 3-6 tiểu đoàn tên lửa Buk-M2E (có nguồn cho biết là có tới 9 tiểu đoàn), 25 tiểu đoàn tên lửa Kvadrat (SA-6 "Ba ngón tay thần chết") và 8 trung đoàn tên lửa phòng không S-200VE tầm xa.

Con số trên còn chưa tính tới 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tầm xa (Nga chuyển giao từ tháng 10/2018) cùng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, pháo cao xạ, radar trinh sát và các đơn vị tác chiến điện tử.

Thế nhưng, bất chấp có số lượng đông đảo, phòng không Syria nhiều lúc vẫn tỏ ra bất lực trước những đòn tấn công của Israel. Vụ việc mới nhất xảy ra vào sáng qua là một ví dụ.

S-300 Syria - 2 mất tích, 1 bỏ trốn: Mặc đồng đội bị Israel tấn công, hậu quả rất lớn? - Ảnh 3.

Quneitra nơi vừa hứng bão lửa tấn công của Israel sáng qua.

Tên lửa S-300 Syria "bỏ trốn", mặc đồng đội hứng bão lửa từ Israel

Giới quan sát quân sự quốc tế luôn giành sự theo dõi đặc biệt đối với các tổ hợp tên lửa S-300 mà Syria nhận từ Nga hồi tháng 10 năm ngoái sau vụ máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị Israel giăng bẫy khiến phòng không Syria bắn nhầm, gây ra scandale lớn.

Càng kỳ vọng bao nhiêu thì người ta lại càng thất vọng bấy nhiêu khi các kíp chiến đấu tên lửa S-300 Syria dù đã hoàn tất việc chuyển loại từ tháng 3/2019 mà vẫn chưa hề xuất đầu lộ diện, tham gia bất cứ trận nào để đánh chặn các đợt tập kích của Israel khi mà Avia.Pro cho biết:

"Nga đã cho phép Quân đội Syria đưa các tổ hợp tên lửa S-300 vào trực sẵn sàng chiến đấu toàn bộ và được phép bắn máy bay Israel kể cả trong trường hợp mối đe dọa là nhỏ nhất".

Trong số 3 tổ hợp tên lửa S-300 của Syria được Nga chuyển giao thì 2 tổ hợp "mất tích", chưa bao giờ thấy xuất hiện. Tổ hợp S-300 còn lại thì "bỏ trốn" lên một khu vực xa tít tắp là Masyaf vùng nông thôn phía Tây tỉnh Hama, cách "trái tim" Damascus tới gần 200km theo đường chim bay đã không giúp gì được cho lực lượng phòng không tại chỗ đánh trả máy bay Israel.

Từ vị trí này, dù tên lửa S-300 (nếu được trang bị đạn 48N6E2 tầm bắn 250km) có khả năng bắn tới tận vùng trời Damascus nhưng cũng đành bó tay.

S-300 Syria - 2 mất tích, 1 bỏ trốn: Mặc đồng đội bị Israel tấn công, hậu quả rất lớn? - Ảnh 5.

Khoảng cách từ Masyaf (ô khoanh tròn đỏ) tới Damascus là gần 200km.


S-300 Syria - 2 mất tích, 1 bỏ trốn: Mặc đồng đội bị Israel tấn công, hậu quả rất lớn? - Ảnh 6.

Trận địa tên lửa S-300 Syria thiết lập ở Masyaf

Việc S-300 đứng ngoài cuộc, không tham chiến đã khiến các đơn vị phòng không Syria ở xung quanh Damascus phải nai lưng ra chịu đòn tấn công kinh hoàng của Israel. Và hậu quả khủng khiếp đã xảy ra khi một kho chứa tên lửa phòng không rất lớn của Syria đã bị Israel phá hủy trong đợt tấn công mới nhất vừa qua.

Bị mất trắng lượng lớn tên lửa dự trữ sau vụ tấn công vừa qua, các tổ hợp phòng không Syria rồi đây sẽ phải đối mặt với nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đó "trắng bệ", chẳng còn đạn để chiến đấu, đành trơ mắt nhìn, bất lực để mặc máy bay và tên lửa Israel tha hồ tung hoành.

Các mục tiêu khác là những Trung tâm chỉ huy của lực lượng đặc nhiệm Kurd của Iran cũng đã bị phá hủy, thiệt hại nặng nề. Rõ ràng phòng không Syria chưa hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bầu trời. Nguyên nhân chính là do:

Thứ nhất, phòng không Syria bị động trong các cuộc tấn công của Israel do họ không được phép bắn hạ chiến đấu cơ Do Thái bay ngoài không phận Syria, trên vùng trời quốc tế.

Chừng nào phải trị tận gốc tức là bắn hạ phương tiện mang phóng của đối phương thì mới có sức răn đe khiến Israel không dám liều lĩnh tấn công vào nội địa.

Thứ hai, địa hình hiểm trở do các dãy núi cao ngăn cách tạo ra các vùng mù đối với radar cảnh giới Syria và thậm chí cả của Nga nữa, khiến phòng không Syria không kịp thời phát hiện để nghênh chiến.

Israel thường lợi dụng triệt để các lõng núi ở phía Tây và Tây Nam Damascus nhằm thực hiện chiến thuật bay thấp, kéo cao phóng đạn rồi thoát ly ngay khiến phòng không Syria lúc này lâm vào thế bị động, chỉ kịp đánh chặn "phần ngọn" tức là các tên lửa Israel chứ không làm gì được "phần gốc" là chiến đấu cơ đối phương.

Mà đánh chặn tên lửa là cực khó bởi hầu hết tên lửa Israel sử dụng đều là loại thông minh, có khả năng tàng hình nhất định khiến các tổ hợp phòng không Syria dù khá hiện đại cũng phải vất vả đối phó.

Trừ S-300, chỉ có 2 loại Pantsir-S1 và Buk-M2 của Syria có khả năng đối phó hiệu quả với tên lửa Israel mà thôi, nhưng do địa bàn rộng, lại phải bảo vệ nhiều mục tiêu khác nhau nên họ không thể tập trung tất cả những tổ hợp này bố trí quanh Damascus do vậy việc bị xuyên thủng là không có gì lạ.

Thứ ba, S-300 dù có thừa sức bắn hạ tên lửa Israel những do bố trí quá xa nên không thể tham chiến, chia lửa cùng các đơn vị bạn ở Thủ Đô. Điều này cho thấy các kíp chiến đấu tên lửa S-300 Syria còn non kém, chưa đủ kinh nghiệm để mặt đối mặt với lực lượng không quân cáo già như Israel và họ đang vẫn e sợ bị Israel đánh triệt hạ thẳng vào S-300.

Với tình hình này, dường như sẽ còn lâu mới thấy S-300 Syria tham chiến và như thế, Thủ đô Damascus vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị Israel tập kích đường không bất cứ lúc nào và các đơn vị phòng không trong khu vực vẫn sẽ bị S-300 "bỏ mặc", phải "đơn thương độc mã" trong cuộc chiến khốc liệt.

Tên lửa Israel bắn trúng mục tiêu ở phía Nam Damascus, Syria, gây ra vụ nổ cực lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại