Cuối năm 2019, con trai bà Kỷ sắp kết hôn. Để chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho con, bà đã đến ngân hàng rút tiền về. Nhưng không ngờ được, số tiền của bà trong tài khoản ngân hàng không còn. Thủ phạm không phải là phải là người lạ.
Bà Kỷ chắt chiu từng đồng mới tích cóp được 120 vạn NDT (tương đương với 4 tỷ VND). Vì sợ để tiền ở nhà không yên tâm nên bà đã gửi tiền vào ngân hàng. Bà nghĩ đơn giản rằng, ngân hàng là nơi cất giữ tiền an toàn nhất, với lại là còn có tiền lãi.
Nhưng không ngờ được rằng, khi bà đi rút tiền không những một đồng cũng không còn, ngược lại bà còn nợ ngân hàng 13 vạn NDT (tương đương với 440 triệu đồng).
Tiền không cánh mà bay
15 năm trước bà Kỷ có gửi ngân hàng 120 vạn NDT (tương đương 4 tỷ VND), đây là số tiền mồ hôi nước mắt mà bà vất vả bao năm mới tích cóp được. Cuối năm 2019, con trai bà chuẩn bị kết hôn. Để lo việc hỷ cho con trai, bà đã hồ hởi ra ngân hàng rút tiền để chuẩn bị.
Bà đã tính rằng, số tiền này ngoài lo đám cưới cho con trai, thì còn để mua sinh lễ, sửa soạn nhà cửa, chuẩn bị đồ dùng, giúp đỡ hai vợ chồng con trai giảm bớt áp lực kinh tế. Khi đi rút tiền, dòng suy nghĩ này của bà bị cắt ngang khi nghe một câu nói của nhân viên ngân hàng.
“Cô ơi, tài khoản ngân hàng của cô còn 17 vạn NDT (tương đương với 440 triệu đồng), cô muốn rút toàn bộ ạ?”
Nghe đến đây, bà không thể nào mà tin được. Tiền tích kiệm của bà, sao lại từ 120 vạn NDT (tương đương với 4 tỷ VND) lại thành 17 vạn NDT (tương đương với 440 triệu đồng). Bà đã tính rằng số tiền ban đầu bà gửi 15 năm cộng với cả tiền lãi thì thì không thể nào là còn từng đó được. Bà nhờ nhân viên kiểm tra lại, nhưng kết quả vẫn như vậy.
Sau khi nhân viên ngân hàng kiểm tra xong, cô còn thông báo cho bà một “tin tốt” rằng bà đang nợ một khoản tiền 13 vạn NDT (tương đương với 440 triệu đồng) sắp đến đáo hạn, nhưng vì trong tài khoản vẫn còn có 17 vạn NDT nên số tiền nợ này nếu quá hạn thì sẽ không bị ảnh hưởng”
Nào ngờ, với bà đây lại là một tin làm bà choáng váng, vì bà biết rõ số tiền này bà để dành để lo chuyện cưới xin cho con nên từ trước đến nay chưa bao giờ dụng đến huống chi là vay mượn ngân hàng.
Vì bà không tin, bên ngân hàng đã đưa ra sao kê chứng minh. Mỗi lần bà đi rút tiền đều có chữ ký xác nhận và có thông tin liên quan nên không thể nào nhầm được.
Để làm rõ chân tướng sự việc đã bà Kỷ đã báo cảnh sát.
Cảnh sát vào cuộc
Nhận được tin báo của bà Kỷ, công an lập tức điều tra làm rõ vụ việc.
Sau khi điều tra, số tiền của bà Kỷ được chuyển nhiều lần đến một tài khoản khác. Số tài khoản ngân hàng này không giống với bình thường, mà là tài khoản ngân hàng nước ngoài. Cảnh sát liền hỏi bà Kỷ, trước đây có từng có liên quan đến chơi cá độ hay đánh bạc trên mạng không nhưng bà hoàn toàn không biết và chưa từng nhấn vào đường link lạ nào.
Vậy thì nguyên nhân có thể là đã có một người lợi dụng chữ ký của bà mà chuyển hết số tiền này vào tài khoản khác. Người có thể làm được việc này, một là người thân trong nhà, hoặc có thể là nhân viên ngân hàng. Cảnh sát cũng nghi ngờ rằng trường hợp thứ 2 có khả năng cao hơn.
Sự thật đã được phát hiện
Cảnh sát tiếp tục điều tra đã phát hiện một manh mối mới. Đó chính là thông tin người rút tiền không phải là bà Kỷ mà của là người khác. Lần theo manh mối đó, cuối cùng cảnh sát đã tìm ra người đã rút tiền của bà Kỷ đó chính là cô Đổng, là nhân viên ngân hàng đã giúp bà Kỷ làm thủ tục gửi tiền.
Khi nghe kết quả điều ra của cảnh sát bà Kỷ không tin nổi: “Tôi sao mà có thể chuyển tiền cho cô ấy, cô ấy chỉ là người giúp tôi làm thủ tục gửi tiền, tôi không hề quen biết cô ta, càng không phải là bạn của cô ấy”
Trong quá trình lấy lời khai, cô Đổng không nhận là hành vi sai trái của mình, ngược lại cô còn chối cãi rằng chỉ giúp bà Kỷ làm thủ tục, hơn nữa là tự bà ấy kí vào. Nhưng lời nói dối của cô Đổng không thể nào qua nổi cảnh sát, cuối cùng cô đành phải thú nhận hết mọi chuyện.
Chỉ vì bấm vào một trang web mà phải trả giá
Bà Kỷ là người đến ngân hàng gửi tiền như bao người khác. Lần đầu tiên gửi tiền liền gặp cô Đổng và được cô giúp làm thủ tục gửi tiền. Cứ như vậy, cô Đổng trở thành người tín nhiệm gửi tiền của bà Kỷ. Lần nào đi gửi tiền bà làm việc với cô Đổng. Trong thời gian đó, bà Kỷ đã bị cô Đổng đánh lừa. Khi vụ việc xảy ra, bà Kỷ không hề hay biết, vì bà chỉ biết đến ngân hàng để gửi tiền chứ không làm việc gì khác bao giờ.
Vì áp lực doanh số trong ngân hàng rất lớn. Cộng với việc mỗi ngày đều “đếm” rất nhiều tiền. Nên cô Đổng mới bắt đầu hoang tưởng mình sẽ “giàu trong một đêm”
Một lần tình cờ, cô thấy trang web cá cược được quảng cáo có thể kiếm được rất nhiều tiền. Dù biết có khả năng lừa đảo nhưng cô vẫn bấm vào. Cuối cùng thì sau nhiều lần sa đà, cô đã thua lỗ rất nhiều. Nên từ đây, cô đã bắt đầu âm mưu trộm tiền từ khách hàng.
Để rút được tiền thì cần phải có chữ ký chính chủ, cô đã lợi dụng chức vụ của mình. Khi bà Kỷ đi rút tiền, nhân lúc bà Kỷ không để ý lén để giấy tờ cho bà Kỷ kí. Sau khi rút được tiền thì cô cho vào tài khoản của mình.
Đương nhiên sự việc này bà Kỷ cũng không hề hay biết, vì mỗi khi đến ngân hàng gửi tiền thì đều phải ký xác nhận giấy tòe. Vì không rành các thủ tục nên bà cũng nhắm mắt nhắm mũi ký tên theo hướng dẫn của cô Đồng.
Trong lời khai, cô Đổng lấy tiền của bà Kỷ để đánh bạc trên mạng. Cô nghĩ đơn giản là khi đánh thắng cô sẽ trả lại số tiền ấy vào tài khoản của bà Kỷ. Nhưng không ngờ rằng, số tiền mà bà Kỷ gửi là để lo chuẩn bị đám cưới cho cưới con trai. Mà chuyện ngày không phải là ngày cố định mà có thể lường trước được. Nên cứ như vậy, tiền trong tài khoản bà Kỷ không cánh mà bay.
Sự việc xảy ra, tổn thất lớn nhất là bà Kỷ vì đã mất đi số tiền lớn lại còn nợ khoản tiền không nhỏ. Dưới sự giúp đỡ của cảnh sát, bên ngân hàng và cô Đồng đã hỗ trợ đền bù một khoản tiền cho bà.