Rộ tin máy bay MH370 bị không tặc tấn công

Việt Anh |

Theo tiết lộ từ các điều tra viên hàng không, máy bay hành khách MH370 nhiều khả năng đã bị khống chế bởi 2 đối tượng bị tình nghi dùng hộ chiếu giả mạo.

Chuyến bay mang số hiệu MH370 , khởi hành từ Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, đã mất tích một cách bí ẩn vào ngày 8 tháng 3 năm 2014. Lần cuối cùng chiếc phi cơ Boeing 777 của chuyến bay này liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu là lúc 1 giờ 19 phút sáng theo giờ địa phương, khi đang bay qua khu vực biển Đông.

Những phân tích từ các dữ liệu của radar và vệ tinh cho thấy máy bay đã đột ngột chuyển hướng bay vòng qua Malaysia về phía Nam, qua tỉnh Penang và hướng thẳng ra Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, với chuyên gia hàng không đầu ngành Larry Vance, điều này không hẳn là một sai sót thông thường.

Trả lời phỏng vấn với The Four Corners, đội ngũ điều tra viên hàng đầu Australia, ông Vance tiết lộ vào năm 2014, cảnh sát Malaysia đã phát hiện trên chuyến bay MH370 có 2 người đàn ông sử dụng hộ chiếu giả của Iran. Ông tin rằng rất có thể 2 đối tượng này đã khống chế quá trình liên lạc trên máy bay.

“Cách giải thích hợp lý nhất cho việc làm thế nào thiết bị thu phát sóng của MH370 mất tín hiệu một cách đột ngột, là do ai đó đã cố tình tắt nó đi,” ông Lance cho biết, “Thao tác rất đơn giản, bạn chỉ việc ngắt cầu giao của thiết bị thu phát sóng là xong. Tôi cho rằng những gì xảy ra với các hệ thống liên lạc trên máy bay trong thời điểm gặp sự cố rất trùng khớp với tình huống một ai đó có chủ đích khiến sự cố xảy ra.”

Ông David Learmount, một chuyên gia hàng không đầu ngành khác chuyên nghiên cứu về các trường hợp mất tích máy bay, đã khẳng định hệ thống liên lạc thứ 2 của MH370 - Hệ thống báo cáo và liên lạc máy bay (ACARS) cũng đã bị ngắt kết nối.

“ACARS có vai trò kết nối dữ liệu giữa máy bay và mặt đất. Để ngắt kết nối hoàn toàn đối với ACARS, bạn phải chui xuống phần dưới máy bay và rút dây cắm của nó”, ông Learmount cho biết.

Tệ nạn khủng bố từ lâu đã trở thành “mối nguy nghiêm trọng” tại Malaysia, với các nhóm vũ trang cực đoan như Abu Sayaff hay IS khiến an ninh nước này luôn phải đặt trong tình trạng “báo động” suốt từ năm 2014.

Đối với những vụ không tặc, lực lượng khủng bố thường nhắm mục tiêu vào những hệ thống liên lạc trên máy bay, mà trường hợp Thảm họa 11 tháng 9 là ví dụ điển hình. Dù vậy, chuyên gia an toàn hàng không John Cox không tin rằng MH370 có thể trở thành mục tiêu khủng bố.

“Cho đến giờ vẫn chưa một ai đứng ra nhận trách nhiệm cho trường hợp MH370 để đòi một yêu sách xung quanh nó. Những cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy hai đối tượng trên không có mối liên hệ nào với các tổ chức khủng bố. Có thể họ chỉ là những người nhập cư bất hợp pháp muốn tìm đường vào châu Âu.” Ông Cox kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại