Rắn độc trên chiến trường cổ đại - 'trò chơi tâm lý' bậc thầy của vị tướng tài ba

Nguyễn Hằng |

Trong lịch sử quân sự thế giới, Hannibal - vị tướng nổi tiếng người Carthage cổ đại - được cho là đã sử dụng rắn độc để tạo ra sự hỗn loạn trên tàu quân địch.

Ngay từ thời xa xưa, con người đã thuần hóa nhiều loài động vật và thực tế đã chứng minh rằng chúng có vai trò và tác động không hề nhỏ. Đối với nhiều nền văn hóa thời cổ đại, không ít động vật thậm chí còn được coi là "vật trung gian", giúp kết nối giữa các vị thần và loài người.

Dưới đây là 6 động vật quen thuộc từ thời cổ đại và những sự thật thú vị.

1. Rắn độc, vũ khí sinh học đáng sợ trên chiến trường cổ đại

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 1.

Loài rắn hổ cát Eryx jaculus từng được người Hy Lạp cổ đại sử dụng để ném về phía quân địch trên chiến trường. Hình minh họa


Chiến trường cổ đại vốn vô cùng khốc liệt, nhưng đôi khi thậm chí còn rơi vào tình trạng hoảng loạn khi phải đối mặt với nhiều cạm bẫy đáng sợ. Theo đó, bẫy sử dụng rắn độc để tấn công kẻ địch là một giải pháp từng được người Hy Lạp cổ đại sử dụng.

Đây không chỉ là vũ khí sinh học mà còn là một chiến thuật tâm lý đáng sợ. Cụ thể, người ta tin rằng những cư dân Hy Lạp cổ đại đã từng sử dụng rắn độc để ném về phía tàu địch trước khi lao tới tấn công, nhằm tạo ra sự nhầm lẫn và sợ hãi. 

Tuy nhiên, sự thật thì loài rắn kịch độc được sử dụng trong chiến thuật này hóa ra chỉ là loài rắn hổ cát Eryx jaculus. Đây là một loài rắn nhút nhát và không hề có nọc độc.

Loài rắn này có thể dài tới 84cm, nhưng thường dao động trong khoảng từ 30-60 cm. Chúng chủ yếu phân bố ở khu vực đông nam châu Âu, Blkan, Hy Lạp, dãy núi Kavkaz, Trung Đông và phía bắc châu Phi.

Trong lịch sử quân sự thế giới, Hannibal, vị tướng nổi tiếng người Carthage, được cho là đã sử dụng rắn độc để tạo ra sự hỗn loạn ở trên tàu của quân địch. 

Theo đó, ông ra lệnh chuẩn bị hàng nghìn chiếc bình đất sét có chứa đầy rắn độc và ném về phía quân địch. Khi những chiếc bình vỡ, rắn độc bò ra và điều này khiến cả thủy thủ lẫn người chèo thuyền của quân địch đều trở nên hoảng sợ. Đây thực sự là nghệ thuật tâm lý chiến tranh nổi tiếng thời cổ đại.

2. Những chú chó sống bên cạnh vua chúa

Chó là một loài động vật trung thành và sớm được con người thuần hóa. Chúng trở thành một người bạn đồng hành, vật nuôi được rất nhiều người yêu quý.

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 2.

Một số con chó may mắn được sống sung sướng nhờ là vật nuôi yêu thích của nhiều phi tần trong Tử Cấm Thành.

Trong lịch sử, thậm chí còn có những con chó may mắn được hưởng cuộc sống nhung lụa, xa hoa. Đó chính là những con chó sống ở trong Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Chúng là thú cưng của nhiều phụ nữ hoàng gia trong tổ hợp cung điện xa hoa.

Từ trang phục thiết kế đặc biệt, ngủ trên gối lụa, cho tới đặc ân được nhiều thái giám chăm sóc và phục vụ cho mọi nhu cầu, những con chó này dường như đã có tất cả.

Đáng chú ý là thái giám đều được huấn luyện để có thể chăm sóc và phục vụ mọi nhu cầu của những thú cưng cao quý này.

Thế nhưng, không may là những ngày tháng vinh hoa phú quý của những con chó này cũng đã chấm dứt sau khi nhà Thanh sụp đổ vào đầu thế kỷ 20.

3. Mèo, loài vật được tôn kính ở Ai Cập cổ đại

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 3.

Mèo được coi là hiện thân của nhiều vị thần tối cao trong văn hóa Ai Cập cổ đại.

Mặc dù tôn sùng và thờ cúng nhiều động vật, nhưng mèo lại là loài vật được tôn kính hơn cả đối với người Ai Cập cổ đại. Tôn sùng mèo là một trong những nét văn hóa, thậm chí là biểu tượng nổi bật của những cư dân Ai Cập thời cổ đại.

Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, mèo được coi là hiện thân của nhiều vị thần tối cao như Mafdet, Bastet, Sekhmet. Chính vì vậy, cho dù vô tình hay cố ý giết hại một con mèo ở thời Ai Cập cổ đại thực sự sẽ phải hứng chịu hình phạt đáng sợ, thậm chí là cái chết.

4. Nhện, sinh vật bí ẩn từ hàng nghìn năm

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 5.

Nhện là loài vật gắn liền với nhiều nền văn hóa từ xa xưa.

Nhện là một loài động vật có từ thời xa xưa và luôn khơi gợi loạt cảm xúc trong con người, từ sợ hãi, hoảng loạn tới ghê sợ, thậm chí là đôi khi không ít lần tò mò.

Chẳng hạn, trong văn hóa dân gian của Trung Quốc thời cổ đại thường tôn sùng những con nhện. Cụ thể, chúng được cho là mang lại niềm hạnh phúc vào buổi sáng và sự giàu có vào ban đêm. Do đó, nhện là sinh vật may mắn và thậm chí là hạnh phúc. 

Ngay từ thời xa xưa, hình ảnh nhện được thể hiện rộng rãi trong cả văn học, nghệ thuật ở Trung Quốc, đồ trang sức và thậm chí là bùa chú để mang lại may mắn.

5. Ngựa, sinh vật biểu tượng của sức mạnh

Theo khám phá của các nhà nghiên cứu, những con ngựa lần đầu tiên xuất hiện trong các hình vẽ ở hang động đá cổ là vào khoảng 30.000 năm TCN. Đây là những con ngựa hoang dã đã bị săn bắt để lấy thịt.

Người ra tin rằng ngựa là loài động vật được thuần hóa ở trên cao nguyên Á-Âu vào khoảng năm 3.500 TCN. Chúng được sử dụng nhiều trong lịch sử, từ giao thông, chiến tranh và việc vận chuyển trong nông nghiệp.

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 7.

Sleipnir là một trong những con ngựa nổi tiếng trong thần thoại Bắc Âu. Ảnh minh họa

Ngoài ra có không ít con ngựa nổi tiếng như Sleipnir, con ngựa được coi là nhanh nhất thế giới và có tới 8 chân (thần thoại Bắc Âu), Pegasus, một trong những con vật nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, truyền thuyết mô tả Pegasus là một chú ngựa lông màu trắng và có cánh.

6. Nhím, loài vật có mối liên hệ mật thiết với nhiều nền văn hóa

Rắn độc trên chiến trường cổ đại - trò chơi tâm lý bậc thầy của vị tướng tài ba - Ảnh 8.

Nhím được coi là biểu tượng của sự tái sinh trong xã hội thời Ai Cập cổ đại.

Nhím là một loài động vật được tìm thấy ở nhiều vùng của châu Âu, châu Phi và châu Á. Mặc dù không có những đặc điểm nổi bật ở trong thần thoại và văn hóa dân gian, nhưng một số nền văn hóa truyền thống trên thế giới đã có mối liên hệ mật thiết với con vật này, và đương nhiên là có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực.

Cụ thể, trong xã hội thời Ai Cập cổ đại, những con nhím được coi là biểu tượng của sự tái sinh và chúng thường được mô tả, khắc họa ở trên những lá bùa hộ mệnh, nhằm để bảo vệ con người khỏi những thứ như rắn độc.

Ngược lại, đối với văn hóa truyền thống của người Mông Cổ, người ta tin rằng thật sự là xui xẻo khi có một con nhím xâm nhập vào trong nhà của họ. Nguyên nhân là do những con nhím thường che dấu khuôn mặt của chúng khi di chuyển và điều này khiến người Mông Cổ cho rằng đây không phải là một loài động vật trung thực và cởi mở.

Tham khảo ảnh/nguồn: Ancientorigins


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại