Theo mạng Tiexue (Trung Quốc), hiện nay, đa số các tàu hộ vệ chủ lực của châu Âu đều được trang bị radar SMART-L, đây là loai radar thăm dò tầm xa bằng nhiều chùm sóng. Radar này do Công ty Thales Nederland của Hà Lan nghiên cứu chế tạo, radar hoạt động trên băng tần L và được mệnh danh là “mắt tần chống tên lửa trên biển” của NATO và châu Âu.
Còn đối với Hải quân Trung Quốc, các tàu khu trục của lực lượng này hiện nay cũng được trang bị radar cảnh báo giám sát, tuy nhiên so với radar SMART-L của châu Âu thì còn nhiều lạc hậu. Nhiều chuyên gia hoài nghi, trên tàu khu trục của Trung Quốc không có radar cảnh báo tầm xa khi mà đã trang bị radar mảng pha bốn hướng.
Tuy nhiên, theo xác nhận của chuyên gia Hải quân Trung Quốc, ông Lý Kiệt, trên thực tế đa số radar mảng pha bốn hướng trên tàu khu trục của Trung Quốc không hoạt động, do vậy các tàu của Hải quân Trung Quốc bắt buộc phải lắp đặt radar thăm dò tầm xa.
Radar SMART-L được mệnh danh là “mắt tần chống tên lửa trên biển” của châu Âu. Nguồn: Tiexue.
Tính đến nay trong các loại radar thăm dò tầm xa thì radar trên tàu khu trục lớp 052D của Trung Quốc là radar tầm xa hiện đai nhất nhưng vẫn không so sánh được với radar SMART-L.
Mặc dù Trung Quốc đang đang chế tạo hàng loạt tàu khu trục phòng không, nhưng Trung Quốc chỉ tiến hành lắp đặt radar cảnh giới tầm xa thô sơ loại 517A, đây là thiếu sót lớn trong việc nâng cao năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc và radar loại này cũng không thể phối hợp tác chiến được với radar mảng pha chủ động được lắp đặt trên tàu khu trục.
Các tàu khu trục hiện đại của châu Âu đều lắp đặt 3 hệ thống radar mảng pha chủ động, trong khi đó các tàu của Trung Quốc chế tạo vẫn lắp đặt radar theo truyền thống cũ.
Radar “thô sơ” 517A trên tàu khu trục hiện đại nhất Trung Quốc. Nguồn: Tiexue.
Theo cách lý giải của giới quân sự Trung Quốc, tàu khu trục hiện đại nhất Trung Quốc lớp 052D không có radar tầm xa như radar SMART-L có khả năng do liên quan đến chiến lược của Hải quân Trung Quốc.
Hiện các nước châu Âu đều đưa các tàu mặt nước gia nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa, do vậy trang bị radar tầm xa tối thiểu phải đạt 1.500 km, trong khi đó Hải quân Trung Quốc không có nhu cầu như vậy, các trân địa radar tầm xa lắp đặt trên đất liền cũng đủ để theo dõi chặt chẽ tình hình trên không xung quanh Trung Quốc, điều này làm cho lực lượng Hải quân Trung Quốc không phải thực hiện nhiệm vụ cảnh giới tên lửa đạn đạo.
Hải quân Trung Quốc ngưỡng mộ radar SMART-L. Nguồn: Tiexue
Được biết, radar SMART-L có có trọng lượng 7,8 tấn; vòm radar có diện tích 8,4x4x4,4 m; gồm 24 mảng ăng ten thu sóng liên tục, trong đó, 16 ăng ten được sử dụng để truyền sóng radar, 8 ăng ten thu sóng; công suất cực đại của radar lên đến 145 mã lực và quay 3600 với tốc độ 12 vòng/ phút; phạm vi theo dõi của radar lên đến 400 km, có thể thăm dò theo dõi 1000 mục tiêu trên không trung, 100 mục tiêu trên biển, trong đó mục tiêu máy bay tuần tra tầm trung và lớn có thể phát hiện từ cự ly 400 km, đối với tên lửa hành trình có khả năng tàng hình có thể phát hiện ở cự ly 65 km.
Đáng chú ý, trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất, radar SMART-L loại S1850M có thể thăm dò tên lửa đạn đạo trong phạm vi lên đến 2.000 km, bao gồm cả mục tiêu trên không trong phạm vi 450 km.
Khả năng này giúp tàu mặt nước khi được trang bị radar SMART-L có thể dễ dàng trở thành một bộ phận của hệ thống chống tên lửa trên biển, đồng thời có thể gia tăng thời gian phản ứng trước một cuộc tấn công tên lửa, mở rộng phạm vi chống tên lửa, có tác dụng quan trọng nâng cao năng lực phòng thủ của châu Âu.
Hiên nay, ngoài việc trang bị radar SMART-L cho các tàu chiến của mình, Hà Lan cũng xuất khẩu loại radar này sang các nước châu Âu và châu Á, bao gồm Đức, Pháp, Anh, Đan Mạch, Italia và Indonesia. Hai tàu sân bay và 45 tàu khu trục của Anh cũng được trang bị hệ thống radar SMART-L.