''Quy tắc cha mẹ tối giản'': Không có con hư, chỉ có cha mẹ không biết cách uốn nắn

Thùy Anh |

Trên đời này không có đứa trẻ nào sinh ra đã hoàn hảo, điểm khác biệt một phần lớn nằm ở cách giáo dục của cha mẹ.

Cuốn sách "Những nguyên tắc tối giản của cha mẹ" liệt kê hơn 100 quy tắc quan trọng để trở thành một người cha mẹ tốt, nó đã khái quát toàn bộ các khía cạnh của vấn đề nuôi dạy con cái.Tác giả của cuốn sách này là Richard Tapler đến từ Vương quốc Anh. Nội dung của tác phẩm xoay quanh những phương pháp giúp các bậc cha mẹ nuôi dưỡng những đứa trẻ thành công.

Không có con đường tắt nào cho việc nuôi dạy con cái, lý trí là điều kiện tiên quyết

Mặc dù có hàng chục triệu con đường để nuôi dạy con cái, nhưng không có con đường nào trong số chúng là đường tắt.

Cha của Trương Ái Linh là một người đàn ông nhu nhược, nhưng mẹ cô rất mạnh mẽ, và bà muốn nuôi dưỡng Ái Linh trở thành một người phụ nữ tài năng được nhiều người ghen tị. Cha mẹ của nữ nhà văn ly hôn khi cô còn rất nhỏ, cô được phán quyết sẽ ở cùng cha.

Khi Trương Ái Linh 16 tuổi, cô muốn ra nước ngoài để đoàn tụ với mẹ, nhưng bị cha quản thúc. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng cô cũng thoát khỏi cha mình và tìm thấy mẹ. Tuy nhiên, mẹ không mang lại cho Trương Ái Linh sự ấm áp và quan tâm như cô tưởng tượng. Bà đặt tất cả những mong muốn chưa thành của mình lên con gái, điều này khiến bà vô cùng nghiêm khắc với Ái Linh.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu của mẹ thì sẽ bị mẹ khiển trách. Cuối cùng, tình yêu của Ái Linh dành cho mẹ cũng biến mất, chỉ còn lại nỗi hận vô bờ bến. Mặc dù đạt được rất nhiều những thành tựu trong lĩnh vực văn học, nhưng cuộc sống của cô lại không hề hạnh phúc. Cô thậm chí không dám có con, vì sợ sẽ lặp lại sai lầm của mẹ.

Trên thực tế, mẹ của Trương Ái Linh giống như tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới, rất yêu thương con cái nhưng áp dụng sai phương pháp. Trong cuộc sống của chúng ta, có không ít bậc cha mẹ luôn trong tâm trạng căng thẳng như mẹ Trương Ái Linh và đòi hỏi sự hoàn hảo của con cái.

Quy tắc cha mẹ tối giản: Không có con hư, chỉ có cha mẹ không biết cách uốn nắn - Ảnh 2.

Vậy những bậc làm cha làm mẹ tốt sẽ làm gì?

Cha mẹ không thể tránh những lúc nóng nảy nhưng cần cố gắng giữ cho mình bình tĩnh. Đứa trẻ có 18 năm để trưởng thành, một sai lầm hôm nay không thể quyết định tương lai của con. Chỉ cần cha mẹ đủ nhẫn nại, những đứa trẻ sẽ sớm nên người.

Ba quy tắc giúp cha mẹ nuôi dưỡng thành công "con nhà người ta"

Để nuôi dưỡng những đứa con ưu tú, lý trí thôi là chưa đủ. Có rất nhiều quy tắc nuôi dạy con cái được đề cập trong cuốn sách và dưới đây là ba quy tắc cốt lõi nhất.

Đầu tiên là để trẻ học cách "tự làm những việc của mình"

Trong xã hội, những người thiếu khả năng sống độc lập rất nhiều, và điều này liên quan rất nhiều với cách giáo dục của cha mẹ.

Khi các bạn học trung học cơ sở, Ngụy Vĩnh Khang học một trường đại học trọng điểm; khi các bạn học đại học, anh bị nhà trường khuyên can vì khả năng tự chăm sóc bản thân kém. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến hậu quả như vậy đều do mẹ anh.

Mẹ của Ngụy Vĩnh Khang không bao giờ để con trai làm việc nhà vì vậy đứa con lớn lên nhưng không thể có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Khả năng sống tự lập là một khóa học bắt buộc đối với trẻ nhỏ. Những hành vi này của cha mẹ đã vô tình tước đi cơ hội sống tự lập của con cái họ. Ngoài ra, khả năng quản lý tiền bạc và đưa ra quyết định cũng là một phần của khả năng sống độc lập. Là cha mẹ, không thể hoạch định cả đời cho con, suy cho cùng, trẻ phải học cách tự lập và tự chủ.

Quy tắc cha mẹ tối giản: Không có con hư, chỉ có cha mẹ không biết cách uốn nắn - Ảnh 4.

Quy tắc thứ hai là tận hưởng thời gian với con cái

Cha mẹ nên có ý thức vun đắp cho con tính tự lập và cũng nên tận hưởng thời gian ở bên con. Khi có cơ hội đồng hành cùng con, cha mẹ nên hoàn toàn tập trung, có thể buông bỏ công việc khác để làm bạn với con.

Trên đời này tiền bạc thiếu có thể kiếm lại nhưng một khi đã bỏ lỡ thời gian bên con thì khó có thể bù đắp được.

Cuy tắc thứ ba, cha mẹ là chỗ dựa vững chắc của con cái

Trong cuộc sống, có rất nhiều đứa trẻ mắc lỗi ở trường không dám về nhà nói với cha mẹ đó là do cha mẹ chưa tạo cho con cái cảm giác an toàn. Đối với một đứa trẻ, cha mẹ luôn là nơi chúng dựa dẫm vào nhiều nhất. Bởi vậy, nếu cha mẹ không tin tưởng và chia sẻ với con, những đứa trẻ lớn lên sẽ hình thành tâm lý e dè, mặc cảm khi ra ngoài xã hội.

Cha mẹ cho con tự do là "đỉnh cao" trong giáo dục

Sau khi lớn lên, đặc biệt là sau khi trưởng thành, trẻ sẽ ngày càng ít phụ thuộc vào cha mẹ, lúc này cha mẹ nên "buông tay".

Trần Vũ là một giáo viên, cảm thấy cuộc sống những năm qua không phải thứ mà mình vẫn mơ ước, anh muốn mở các khóa đào tạo và bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Vì vậy, anh đã đến xin lời khuyên của cha.

Anh cho rằng cha sẽ mắng mỏ, không cho nghỉ công việc ổn định để liều lĩnh khởi nghiệp. Tuy nhiên, cha anh chỉ nói một câu: "Khởi nghiệp rất vất vả, chưa chắc đã thành công". Cuối cùng, Trần Vũ đã chọn khởi nghiệp. Dù không nghe theo lời cha nhưng từ lời khuyên đó anh nhận ra những vất vả, khó khăn khi khởi nghiệp và nhờ vậy càng quyết tâm cố gắng.

Trên thực tế, ngay cả khi bị bố phản đối kịch liệt, Trần Vũ vẫn sẽ khởi nghiệp. Lời khuyên của cha mẹ suy cho cùng cũng là đề xuất, quyết định vẫn nằm trong tay con cái. Nếu cuối cùng trẻ đưa ra quyết định ngược lại thì cha mẹ cũng không nhất thiết phải bực bội, thay vào đó nên tin tưởng và ủng hộ quyết định của con.

Nuôi dạy con cái là "trọng trách" muôn thuở của các bậc cha mẹ. Từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ đến khi bắt đầu có gia đình, tất cả cha mẹ đều lo lắng và mong con nhận được những điều tốt nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại