Nhóm điều tra độc lập Bellingcat mới đây đã đăng tải trên trang web của mình những bằng chứng cho thấy "hàng loạt vấn đề trong các video của Bộ Quốc phòng Nga" về các cuộc không kích ở Syria.
Bellingcat lấy 2 video mà Bộ Quốc phòng Nga cung cấp về các cuộc không kích của mình ở Syria hôm 30/9 và 3/10.
Nga khẳng định, trong 2 đợt không kích này, họ đều nhắm vào một thành trì của IS tại Raqqa, tuy nhiên, theo nhóm này các mục tiêu được định vị đó trên thực tế lại là thị trấn Al-Latamneh, nằm cách Raqqa hơn 100 dặm và không hề có sự hiện diện ở IS.
Bellingcat tung hình ảnh chứng minh vị trí không kích của Nga không phải là ở Raqqa.
Bellingcat tung hình ảnh trên mặt đất của các vị trí bị Nga không kích.
Bellingcat tung video chứng minh Nga ném bom vào Al-Latamneh
Bellingcat còn kêu gọi cư dân mạng cùng nhau định vị các vị trí ném bom trong những video không kích mà Nga công bố, đồng thời cung cấp thêm các thông tin liên quan về địa điểm, đối tượng và mức độ chịu thiệt hại tại những nơi trở thành "nạn nhân" của Nga.
Đáp trả lại những cáo buộc trên, hãng tin Nga RT cho hay, các tuyên bố của Bellingcat dựa phần lớn vào các hình ảnh vệ tinh thu được từ trang web FotoForensics.com.
Tuy nhiên, ngay cả người sáng lập trang web này, ông Eliot Higgins, cũng không thực sự đặt lòng tin vào tính chính xác trong sản phẩm của mình.
Trả lời phỏng vấn RT, nhà phân tích an ninh và quốc phòng Richard Galustian, người có 40 năm làm việc tại Trung Đông và Bắc Phi chia sẻ, Higgins dựa rất nhiều vào các nguồn thông tin chưa được kiểm chứng và "bị chỉnh sửa" trên mạng xã hội.
RT dẫn lời chuyên gia giám định hình ảnh Jens Kriese trên báo Đức Der Spiegel hoài nghi: "Từ góc độ giám định, cách tiếp cận của Bellingcat không thực sự vững chắc".
Ông này nhận định, phương thức định hướng hoạt động của nhóm này "chủ quan và không hoàn toàn dựa trên khoa học".
Trước đây, Bellingcat đã từng cáo buộc Nga "tráo" hình ảnh vệ tinh về vụ MH17 nhằm thoái thác trách nhiệm.