TT Ukraine bị các nguyên thủ "nói móc" tại hội nghị 10 nước

Hội nghị thượng đỉnh giữa nguyên thủ các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), khai mạc hôm 10.10 đã gây chú ý bởi việc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vắng mặt.

Người đứng đầu Kiev cáo lỗi "có việc" nên cử đại sứ của Ukraine tại Belarus đi dự thay. Điều này khiến lãnh đạo các nước bất bình.

Tổng thống của Belarus, Alexander Lukashenko và tổng thống của Uzbekistan, Islam Karimov, đã dùng tư cách cá nhân chỉ trích ông Poroshenko không tôn trọng các nước láng giềng.

Tổng thống Islam Karimov của Uzbekistan, nước cũng có cộng đồng thiểu số người Nga, đã không đổ lỗi gì cho ông Putin (khiến Ukraine quay lưng với CIS) mà chỉ trích ông Poroshenko. "Nếu ông Poroshenko không bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ chúng tôi và chia sẻ cái nhìn của ông về sự kiện (ở Ukraine), thì điều này sẽ giúp chúng tôi nhìn tình hình rõ ràng hơn", ông Karimov cho biết tại phiên họp toàn thể của Hội nghị thượng đỉnh CIS. "Ai trong chúng ta đã có cơ hội để "gặp mặt" ông Poroshenko gần đây? Rất ít. Tuy nhiên, ông ta lại có thời gian để ghé thăm Brussels tại Bỉ nhiều lần, cũng như một số nước khác, mà tôi không muốn nêu tên", ông Karimov ám chỉ đến các cuộc họp của ông Poroshenko với các nhà lãnh đạo chống Nga từ một số nước EU, cũng như Mỹ và Canada.

Tổng thống Alexander Lukashenko, chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Minsk cũng lên tiếng. "Nếu vấn đề của Ukraine - gồm kinh tế, chính trị, vv - có thể được giải quyết tốt hơn tại Milan hay Berlin, tại sao ông ta (Poroshenko) cần phải yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi? Rõ ràng, ông ta cần phải giải quyết những vấn đề này ở Milan và Berlin", Lukashenko ám chỉ việc ông Poroshenko vừa đề nghị các nước trong CIS tham gia tái thiết Donbass sau chiến tranh tàn phá nhưng lại không tôn trọng các nước láng giềng.

Nữ hoàng khí đốt Ukraine: Chính quyền hãy thôi quỳ gối trước Nga! Nữ hoàng khí đốt Ukraine: Chính quyền hãy thôi quỳ gối trước Nga!

Ukraine có nhu cầu khí đốt rất lớn từ Nga. Tuy nhiên, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko đã khuyên chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko đừng quỳ gối xin Nga giảm giá.

Theo Itar -Tass, trong sáu tháng qua và cả từ trước nữa, truyền thông phương Tây rất chịu khó điều tra tình hình các quốc gia hậu Xô Viết, đặc biệt là những nơi có cộng đồng lớn của người Nga sinh sống. Phương Tây cho rằng tất cả các nước này đều "hốt hoảng" vì khả năng Nga can thiệp quân sự với lý do bảo vệ các dân tộc thiểu số.

Hãng tin Nga Itar-Tass đánh giá, trong thực tế, khuynh hướng ủng hộ lập trường của Nga (và chống Maidan) của hội nghị thượng đỉnh CIS tại Minsk chứng tỏ các nhà lãnh đạo đã nhìn thấy những mối nguy hiểm thực sự tại quốc gia của họ. Những mối nguy hiểm không phải từ Nga mà từ sự bất ổn do khả năng phương Tây tài trợ "bạo lực" để "thay đổi chế độ".

CIS là tổ chức gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Ukraine từng là thành viên của CIS và được bầu là chủ tịch của khối hồi năm ngoái. Vì cuộc khủng hoảng Crimea nên ngày 19/3, Ukraine tuyên bố sẽ không tiếp tục chức vụ chủ tịch CIS. Cùng ngày, hội đồng an ninh Kiev tuyên bố rút toàn bộ tư cách thành viên ra khỏi tổ chức này. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine vẫn chưa chính thức gửi đơn rút hẳn khỏi CIS.

Hiện các thành viên của CIS nếu không tính Ukraine thì gồm có 10 nước là: Nga, Belarus, Kazakhstan, Turkmenia, Uzbekistan, Moldova, Kyrgyzstan, Tajikistan, Armenia và Azerbaijan. Lãnh đạo 10 nước này đều tham gia họp tại Minsk.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại