Trung Quốc chấn chỉnh các thú vui chơi của quan chức

Bảo Vĩnh |

Đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) phải nêu gương sống đạo đức, điều đó có nghĩa nhiều cán bộ sẽ phải từ bỏ chơi mạt chược cùng các ván bài bạc kéo dài hàng giờ. Động thái này nằm trong mục tiêu chấn chỉnh các thú vui chơi của quan chức Trung Quốc.

Trong một bài bình luận đăng trên Nhân dân nhật báo hôm 28/10, giáo sư Xie Chuntao của Trường đảng trung ương viết: “Sự vô tổ chức, vô kỷ luật trong đảng có liên quan việc không thường xuyên thể hiện và phát huy lối sống của đảng”.

Gấu trúc: Hành trình từ quái thú đến 'quốc bảo' Trung Quốc Gấu trúc: Hành trình từ quái thú đến "quốc bảo" Trung Quốc

Hơn 100 năm về trước, thực tế loài gấu trúc Trung Quốc không hề có vị thế xã hội cao như hiện nay, thậm chí loài vật này còn bị xem như "quái thú" và trở thành con mồi bị săn bắn. Tạp chí iRead (Trung Quốc) đã tiết lộ cuộc hành trình "đổi đời" của gấu trúc cùng những động cơ chính trị bên cạnh đó.

Những thú giải trí như đảng viên tụ tập đi về vùng quê nghỉ ngơi, hoặc tìm kiếm những “niềm vui nhỏ” qua các ván mạt chược và cờ bạc, dùng tiền dân “đi học tập kinh nghiệm” ở các địa danh nổi tiếng, đi bất cứ chỗ nào vui… tất cả các hiện tượng này đều phải chấm dứt”.

Các thú giải trí này là mục tiêu mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của CPC, do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động năm 2012, để ngăn chặn nạn tham nhũng tràn lan và nghiêm trọng ở tất cả các cơ quan công quyền Trung Quốc.

Chiến dịch này đã tóm hàng chục ngàn cán bộ đảng viên vi phạm vô số điều không được phạm, từ nhận quà đến tiêu tiền dân vào những bữa tiệc hoành tráng và sử dụng xe công vì mục đích cá nhân.

Bài viết của ông Cie không nhất thiết sẽ là chỉ thị của CPC về những hành vi không thể chấp nhận được, nhưng nó phù hợp với việc một số lãnh đạo địa phương đã ra các điều cấm đối với cán bộ dưới quyền.

Ví dụ ở hai thành phố Quảng Châu và Leishan (nam Trung Quốc) đã cấm cán bộ chơi mạt chược và đi vũ trường, quán bar.

Mạt chược là thú giải trí giết thời gian phổ biến trên toàn Trung Quốc. Món này cùng thói bài bạc đã bị cấm ở Trung Quốc khi lãnh đạo Mao Trạch Đông nắm quyền lực sau cuộc cách mạng năm 1949.

Nhưng mạt chược quay trở lại vào những năm 1980, tiếp theo là cờ bạc. Nhưng ngày nay, người chơi mạt chược chịu chung tiền nhiều hơn, và đây là một cách để các chủ doanh nghiệp có thể đút lót cho các cán bộ đảng viên tham nhũng.

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nhận tội Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nhận tội

Theo các hãng tin Tân Hoa xã và Reuters, các công tố viên quân đội ngày 28/10 thông báo cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã thú nhận tội nhận hối lộ.

Theo các nhà quan sát, việc cấm chơi mạt chược cùng các tệ nạn khác là một phần nỗ lực của CPC, nhằm ngăn tăng số cán bộ tham nhũng dính líu những vụ làm ăn phi pháp giữa cán bộ công chức với lãnh đạo các doanh nghiệp.

Nhưng không thể rõ các biện pháp ngăn chặn này có được tuân thủ hiệu quả. Những lệnh cấm trước đây - như lệnh cấm ở Quảng Châu và Leishan - đều đã bị các mạng xã hội TQ chỉ trích là phi thực tế, xen quá sâu vào cuộc sống riêng tư của những vị “đầy tớ nhân dân”: tiếng Hoa viết là công bộc.

Một cư dân mạng Sina Weibo viết để phản đối bài viết của giáo sư trường đảng Xie: “Mạt chược là đỉnh cao trí tuệ của văn hóa Trung Hoa. Còn thú giải trí nào khác cho các đảng viên không?”.

Ngày 28/10, CPC cũng phát đi các tín hiệu sẽ tăng cường hạn chế hoạt động trực tuyến, tăng cường giám sát quân đội, lập các luật mới để chống khủng bố và chống tham nhũng.

Tất cả những tăng cường này đều nhằm buộc cán bộ đảng viên phải triệt để tuân thủ kỷ luật của CPC, sau hội nghị trung ương 4 vốn chú trọng về việc “điều hành quốc gia theo đúng tinh thần pháp luật”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại