Trung Quốc: Những nghịch lý đằng sau cuộc chiến chống tham nhũng

Đức Huy |

Sự khắc nghiệt đến mức tàn nhẫn của cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc và những hiệu quả mà nó đem lại.

Khắc nghiệt đến tàn nhẫn...

Trong những phòng giam lạnh cóng, các nghi phạm không được phép ngủ, ngồi, hay thậm chí là dựa lưng vào tường. Đó là chưa kể họ còn bị bỏ đói, thẩm vấn hàng ngày.

Đó là những gì Vương Quang Long và một số nghi can khác trong chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đang phải trải qua, New York Times (Mỹ) mô tả. Từng là một quan chức bậc trung của tỉnh Phúc Kiến, ông Vương vừa phải hứng chịu một trận đòn khiến ông mất một phần thính giác.

Ý định tự tử đã nhen nhóm trong tâm trí cựu quan chức này.

Vì muốn tự cứu lấy mình, ông Vương đã chọn giải pháp giao ước. Ông đồng ý kí vào một bản tự thú, thừa nhận việc mình đã "bỏ túi" 27.000 USD tiền hối lộ, để đổi lấy quyền được tại ngoại và cơ hội để bào chữa cho tội danh mà ông nói mình không hề phạm phải.

Nhưng bản giao ước đã lập tức bị hủy bỏ ngay sau khi ông Vương đặt bút kí. Thay vào đó, ông phải chịu án tù 10 năm dựa theo những tình tiết trong bản tự thú không phải do ông soạn thảo.

Vì sao phát biểu chống tham nhũng chấn động của ông Tập bị gỡ? Vì sao phát biểu chống tham nhũng chấn động của ông Tập bị gỡ?

(Soha.vn) - Về lý thuyết, khi "hổ" đã vào lồng thì không còn phải lo lắng nó sẽ “cắn ngược”. Tuy nhiên tiền đề của điều này là chiếc lồng phải vững chắc.

Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong việc thanh lọc bộ máy lãnh đạo. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cái cách mà các điều tra viên "đả hổ diệt ruồi" lại đang gây ra nhiều tranh cãi.

Các nhà phân tích đang chỉ ra một nghịch lý. Trong khi mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng này là đưa các quan chức tham ô hối lộ ra ánh sáng dựa trên các nền tảng pháp lý, thì những biện pháp như không cho nghi can quyền liên lạc với gia đình, không cho sử dụng luật sư, và đôi khi cả những cực hình trong trại giam lại đi ngược hoàn toàn so với luật pháp ngày nay.

Khi chưa có đủ chứng cứ buộc tội, như trong trường hợp của ông Vương nói trên, các nghi can sẽ phải trải qua một quá trình tra khảo bí mật gọi là "shuanggui" (song quy). Trong đó, các nghi can bị giam lỏng, tước bỏ hoàn toàn quyền công dân và có thể bị tra tấn đế lấy cung.

Năm ngoái, tòa án tỉnh Chiết Giang đã tuyên phạt 6 điều tra viên mức án từ 4-14 năm tù vì đã sử dụng nhục hình nhấn nước nhiều lần với một nghi can để ép ông này phải nhận tội trong một vụ tham nhũng liên quan đến mua bán đất đai.

Giới luật sư Trung Quốc, tuy ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình khởi xướng, cũng tỏ ra lo ngại trước cái cách mà một số điều tra viên trong chiến dịch này sử dụng để đạt được mục đích.

Đòn thẩm vấn khủng khiếp mà mọi quan tham TQ đều khiếp sợ Đòn thẩm vấn khủng khiếp mà mọi quan tham TQ đều khiếp sợ

(Soha.vn) - Một bài báo Trung Quốc hiếm hoi về quá trình song quy miêu tả nó "vừa là một vũ khí sắc nhọn trong việc đấu tranh chống tham nhũng, vừa là một hố đen chết người".

... nhưng hiệu quả

Trung Quốc đang tiến hành một cuộc thanh lọc mang tính lịch sử trước vấn nạn tham nhũng đã và đang hoành hành tại quốc gia này. Cho đến nay, chiến dịch này đã điều tra hơn 50 quan chức cấp cao, những "con hổ", cùng hàng chục ngàn "con ruồi" khác. Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, chỉ trong hai quý đầu năm nay, các công tố viên nước này đã phát động hơn 6.000 cuộc điều tra lớn nhỏ đối với các cán bộ đảng.

Đối với nhiều nhà phân tích, thành công của chiến dịch này không chỉ được đánh giá qua những con số. Phát biểu với hãng thông tấn CNS của Trung Quốc, chuyên gia Hoa học Zhang Yongnian của Trường Đại Học Quốc gia Singapore cho rằng mục đích của chiến dịch này không đơn thuần chỉ là "đả hổ diệt ruồi", mà nó còn hướng đến một cuộc cải cách về tâm lý chung của cán bộ, xóa đi những "luật bất thành văn" và "văn hóa quà biếu".

Từ trái sang: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tưởng Khiết Mẫn. Những con hổ sa lưới ông Tập. Ảnh: Reuters/AFP

Từ trái sang: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tưởng Khiết Mẫn. Những "con hổ" sa lưới ông Tập. Ảnh: Reuters/AFP

Nhà báo Gao Qinrong, người từng phải chịu án tù 8 năm vì lật tẩy tham nhũng của một quan chức địa phương, cũng cho rằng nỗi sợ hãi đến từ shuanggui sẽ dần dần được chuyển hóa thành sự thật thà, liêm khiết trong giới quan chức.

"Tôi tin rằng những chính sách không khoan nhượng đối với tham nhũng của ông Tập sẽ mang tới những đổi thay tích cực," ông Gao phát biểu với BBC.

Về phía người dân Trung Quốc, lòng tin của họ vào tầng lớp quan chức xuống thấp đến mức nhiều người cho rằng cứ có chức quyền thì nghiễm nhiên có dính dáng đến tham nhũng. Vì vậy, thông tin liên quan đến shuanggui không khiến họ tỏ ra quá bất bình.

Các quan chức hiện nay đang dần thoát khỏi những cuộc hội họp vô thưởng vô phạt. Người dân cũng phản ánh việc cho con cái đi học đã trở nên dễ dàng hơn vì không phải "đi đêm" với hiệu trưởng. Đây là những dấu hiệu tích cực đến từ cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc.

Nhưng đối với ông Tập, cuộc chiến chỉ mới bắt đầu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại