Trung Quốc bẽ mặt tại Mỹ vì mượn Khổng Tử tuyên truyền văn hóa

Hàn Giang |

Trong cuộc đua với Mỹ để thống trị thế giới, chính quyền Bắc Kinh đang tìm kiếm một sách lược để chiến thắng mà không cần phải dùng đến quân đội, đó là sử dụng sức mạnh của văn hóa.

“Nền văn hóa và truyền thống phong phú của Trung Quốc là thứ vũ khí lợi hại nhất mà chúng ta có”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức chính phủ vào ngày 13/10.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc là phải làm thế nào để đưa hệ thống giáo dục, văn hóa và truyền thống trong nước ra thế giới. Đó cũng là điều được ông đặc biệt quan tâm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. “Quyền lực mềm là phương tiện để thành công trong thế giới chính trị”, ông nêu ra trong bản giới thiệu của mình.

Gấu trúc: Hành trình từ quái thú đến 'quốc bảo' Trung Quốc Gấu trúc: Hành trình từ quái thú đến "quốc bảo" Trung Quốc

Hơn 100 năm về trước, thực tế loài gấu trúc Trung Quốc không hề có vị thế xã hội cao như hiện nay, thậm chí loài vật này còn bị xem như "quái thú" và trở thành con mồi bị săn bắn. Tạp chí iRead (Trung Quốc) đã tiết lộ cuộc hành trình "đổi đời" của gấu trúc cùng những động cơ chính trị bên cạnh đó.

Trong khi các nhà phân tích phương Tây vẫn chưa xác định được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ làm thế nào với thứ vũ khí mềm này trong một xã hội đang đặt sự tự do lên ưu tiên hàng đầu. Nhưng với giới cầm quyền Trung Quốc, quyền lực mềm chắc chắn sẽ giúp họ tạo được các mối quan hệ nhằm khẳng định vị thế của mình trước Mỹ.

“Đối với thứ vũ khí không nóng này, chúng ta cần phải lấy được lòng tin của thế giới”, một quan chức trong đội ngũ lãnh đạo của Tập Cận Bình, tham gia vào chiến lược quyền lực mềm cho biết.

Ông cũng cho rằng, việc sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc có vẻ hấp dẫn với những quốc gia đang hướng tới xây dựng một chính sách cai trị độc đoán và nghiêm khắc hơn.

Lịch sử TQ đã bất công với 'người kế thừa của Mao Trạch Đông'? Lịch sử TQ đã bất công với "người kế thừa của Mao Trạch Đông"?

Ngày 7/10, 38 năm trước, Hoa Quốc Phong - người kế thừa của Mao Trạch Đông - chính thức trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc khi nắm quyền đảng, chính phủ và quân đội.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phấn khích khi cho rằng “con đường duy nhất mà Trung Quốc dùng để phát triển hiện nay đang trở thành mô hình mà nhiều quốc gia khác phải chú ý.”

Theo quan chức này, một đại diện chính phủ Kazakhstan đã ca ngợi hệ thống quản lý của Trung Quốc tại một cuộc họp gần đây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mà thành viên bao gồm Nga và các nước Trung Á.

“Chính phủ Trung Quốc đã đặt trật tự xã hội trước khi ưu tiên tự do,” đại diện Kazakhstan cho biết. “Chúng tôi sẽ học hỏi cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc xây dựng chế độ quản lý hơn là so với các nền dân chủ phương Tây”.

Chính phủ Bắc Kinh thường xuyên sử dụng hình ảnh Khổng Tử như một biểu tượng của nền văn hóa và truyền thống Trung Quốc. Điều này được thể hiện ở giải thưởng “Khổng Tử Hòa bình”, một giải thưởng nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy người Trung Quốc yêu quý hòa bình như thế nào. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích phương Tây, đây là một hành động thể hiện sự thách thức với giải Nobel Hòa bình của Trung Quốc.

Một ví dụ khác của việc sử dụng hình ảnh Khổng Tử là Viện Khổng Tử, được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc, nhằm thiết lập các khóa học về ngôn ngữ tại các trường đại học ở một số nước. Nhưng ngược với tinh thần tự do học tập, chính phủ Trung Quốc nghiêm cấm học sinh tham gia khóa học thảo luận về các vấn đề của Trung Quốc như Tây Tạng, Thiên An Môn và các chủ đề khác mà chính phủ Trung Quốc bị quốc tế chỉ trích. Điều này khiến nhiều trường đại học trong đó có Đại học Chicago và Đại học bang Pennsylvania, đã quyết định ngưng hợp tác với Viện Khổng Tử.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại