TQ: Hội nghị đảng vẫn chưa "kết liễu" được Chu Vĩnh Khang

Hội nghị lần 4 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII bế mạc hôm 23/10 tuyên bố cải cách tư pháp, song không nhắc tới số phận cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.

Việc không đả động gì đến vụ điều tra ông Chu Vĩnh Khang đã là một bất ngờ lớn và gây thất vọng cho một số nhà quan sát Trung Quốc.

Trước đây, có thông tin cho rằng cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị này sẽ bị khai trừ đảng trong hội nghị trung ương 4 và chuyển cho các cơ quan tố tụng xử lý theo luật định trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng .

Chinas then Public Security Minister Zhou Yongkang attends the Hebei delegation discussion sessions at the 17th National Congress of the Communist Party of China at the Great Hall of the People, in Beijing in this October 16, 2007 file photo. REUTERS/Jason Lee

Phiên họp không nhắc tới số phận cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Ảnh: REUTERS.

Tân Hoa Xã đưa tin Cơ quan giám sát, chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) sẽ tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 4 vào ngày 25/10. Ông Trình Lợi thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho rằng có thể ông Tập Cận Bình không muốn vụ Chu Vĩnh Khang làm lu mờ vấn đề chính là cải cách pháp luật.

Hội nghị đã khai trừ đảng 6 quan chức tham nhũng gồm cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Phó giám đốc Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân, cựu Phó bí thư Tứ Xuyên Lý Xuân Thành, cựu Bí thư Quảng Châu Vạn Khánh Lương và Phó Tư lệnh quân khu Thành Đô Dương Kim Sơn.

Trung Quốc sắp xử thêm một gia tộc 'khủng' sau Chu Vĩnh Khang? Trung Quốc sắp xử thêm một gia tộc "khủng" sau Chu Vĩnh Khang?

Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hoàn toàn im lặng trước cuộc điều tra mà chính quyền Trung Quốc nhằm vào gia tộc của trợ lý lâu năm Lệnh Kế Hoạch.

Trong khi đó, các biện pháp cải cách tư pháp phản ánh những lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước thực trạng gia tăng bất ổn xã hội trong những năm gần đây. Sự tức giận của người dân về việc đất đai của họ bị chiếm đoạt, tham nhũng, ô nhiễm môi trường và không được tòa án giải quyết đã dẫn đến bạo lực giữa người dân với cảnh sát. Đây là lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung Quốc đưa vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật vào một kỳ họp trung ương.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Trình Lợi, đây không phải một quyết định mang tính bước ngoặt, chắc chắn nó không phải là một sự thay đổi triết học hay ý thức hệ. Ngược lại, ông Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh, đánh giá kết quả hội nghị trung ương 4 là một “trở ngại lớn” vì không có gì mới, không có gì khác so với 18 năm trước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại