Thách thức Nhật, TQ trình tài liệu về "nô lệ tình dục" lên UNESCO

My Lan (TH) |

Trung Quốc đang nộp đơn xin đưa tập hồ sơ hai tài liệu lưu trữ thời Thế chiến II vào "Ký ức thế giới" trong Danh sách di sản toàn thế giới của UNESCO.

Đó là tài liệu về các nô lệ tình dục cho binh lính Nhật Bản và tài liệu về vụ thảm sát Nam Kinh. Như vậy hiện giờ trong số đăng ký này của UNESCO có 9 tài liệu lịch sử và bộ sưu tập lưu trữ từ Trung Quốc.

Bằng cách đưa ra những tài liệu của mình, trên thực tế Trung Quốc muốn nhờ sự giúp đỡ của UNESCO để vĩnh cửu hóa những trang bi thảm này trong lịch sử cuộc Thế chiến II.

Chuyên viên Valery Kistanov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã chỉ ra thêm một khía cạnh chính trị nữa trong động thái của Bắc Kinh.

“Đây là câu trả lời của Trung Quốc cho nỗ lực của Nhật Bản nhằm đưa lá thư của Thần Phong-Kamikaze (các cuộc tấn công cảm tử của phi công Nhật Bản trong Thế chiến II) đăng ký vào "Ký ức thế giới" của UNESCO. Nhưng Nhật Bản làm việc đó ở cấp chính quyền thành phố, nơi có Viện Bảo tàng Kamikaze và lưu giữ những lá thư này. Còn Trung Quốc tiến lên mức cao hơn. Bắc Kinh phô trương sự bất đồng, phủ nhận, đổ lỗi và bôi nhọ chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe... Việc Nhật Bản đưa thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong - Kamikaze ra ánh sáng và giới thiệu với thế giới như là một giá trị văn hóa khiến Trung Quốc thất vọng và giận dữ".

Động thái của Trung Quốc tại UNESCO cũng phản ánh mâu thuẫn chính trị ngày càng mạnh mẽ giữa Bắc Kinh và Tokyo, chuyên viên Valery Kistanov nêu ý kiến. Quá trình này còn tiếp diễn chưa đến hồi kết.

Hồ sơ xin đưa các tư liệu về những "nô lệ tình dục" cho lính Nhật và vụ thảm sát Nam Kinh vào danh mục "Ký ức thế giới" của UNESCO là đề án chính trị mới của Trung Quốc.

Đài tiếng nói nước Nga đánh giá, trong nội bộ Trung Quốc, động tác này có thể sánh ngang với quyết định gần đây của Trung Quốc trong việc nâng tầm hai mốc kỷ niệm trọng đại, Ngày Chiến thắng chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, và Ngày tưởng niệm các nạn nhân thảm sát Nam Kinh. Mốc đầu tiên sẽ tổ chức kỷ niệm vào ngày 3/9, mốc thứ hai cũng lần đầu tiên diễn ra vào ngày 13 tháng Chạp.

Trong khi đó, hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo thường niên: “Thật đáng tiếc Trung Quốc đang cố gắng công khai hóa một di sản tiêu cực thuộc giai đoạn lịch sử trong quan hệ Trung-Nhật qua việc sử dụng UNESCO nhằm cho mục đích chính trị, trong khi chúng ta cần các nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc”.

Ông Suga nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút lại động thái trên”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại