Quỹ tiền bí mật cho cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Nga Putin

Anh Thái |

Trang tin Bloomberg ngày 2.6 đưa tin: Quỹ tiền bí mật cho cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Nga Putin để tái vũ trang quân đội rầm rộ kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Quỹ tiền bí mật cho cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Nga Putin thực chất là một phần trong ngân sách liên bang Nga, được phép sử dụng nhưng không kê cụ thể danh mục đã chi, và nó đã tăng gấp đôi từ năm 2010 lên 21 % và nay có tổng cộng 3.2 ngàn tỷ rúp (60 tỷ USD), theo ước tính của Viện Gaidar, một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Moscow.

Vì Nga bị phương Tây áp lệnh cấm vận với cớ liên quan khủng hoảng chính trị Ukraine cùng giá dầu thế giới giảm, ông Putin chuyển qua chi quốc phòng để phục hồi nền kinh tế bị co nhỏ.

Việc công bố xe tăng, tên lửa và đồng phục mới cho thấy việc tăng chi quân sự đã vượt hơn mức thâm thủng, và làm giảm chi các dịch vụ như bảo hiểm y tế.

Lần đầu tiên, hàng ngàn tân binh sẽ chuyển qua các công ty thương mại  để đóng góp vào nỗ lực tái vũ trang.

Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm phân tích chiến  lược và công nghệ ở Moscow, cũng là cố vấn của Bộ quốc phòng Nga, nói:

“Chính phủ có hai nhiệm vụ khẩn: củng cố an ninh ở tất cả các cấp độ xã hội, và quảng bá sự sáng tạo để chấm dứt sự suy thoái của nền kinh tế vĩ mô.

Giải pháp cho cả hai vấn đề này là tăng cường phát triển phức hợp quân sự-công nghệ”.

Từ khi dốc công phục hồi Nga từ sự phá sản hồi 15 năm trước, ông Putin đã tăng chi quốc phòng gấp 20 lần, tính theo đồng rúp.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), nếu tính bằng đồng USD, khoản tăng chi này vượt quá 84 tỷ USD trong năm 2014, tức nhiều hơn bất kỳ nước nào (ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc)

Quốc phòng và danh mục an ninh quốc gia, bảo vệ pháp luật hiện nuốt 34 % ngân sách liên bang Nga, hơn gấp đôi so với năm 2010.

Trong khi đó, để so sánh, năm ngoái Mỹ chi 18 % (615 tỷ USD) trong ngân sách cho quốc phòng và an ninh quốc tế, theo Center on Budget and Policy Priorities ở Washington.

Học viện quốc phòng Latvia kết luận: mục tiêu tối thượng của Nga là đặt đất nước vào “tình trạng chiến tranh thường trực như một điều kiện tự nhiên của đời sống đất nước”.

Ngày 12.5, ông Putin nói chuyện với các tướng lãnh cùng quan chức ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi bên Biển Đen:

“Chúng ta có thể và phải dốc sức cho công nghiệp quốc phòng như đã làm cho Sochi”, ám chỉ việc chi 50 tỷ USD để Nga tổ chức Olympic mùa đông Sochi 2014.

Ông nói tiếp: “Tất cả mọi câu hỏi liên quan nguồn vốn thích đáng đã được giải quyết”.

Cùng ngày, ông Putin ký các tài liệu lập chương trình “tiểu đoàn công nghiệp”: hàng ngàn tân binh có thể chọn làm việc ở các xí nghiệp quốc phòng, thay vì gia nhập đạo quân chính quy.

Sau nhiều năm rắc rối về kinh phí cho các nhà sản xuất vũ khí, Nga đã bắt đầu trả trước cho các sản phẩm và dịch vụ mà Nga mua, từ hơn 1.300 xí nghiệp quốc phòng vốn sử dụng 2,5 triệu nhân công.

Khoảng một nửa ngân sách quốc phòng năm 2015 đã được giải ngân ngay trong quý đầu tiên, dù đa phần khoản chi này được giữ mật.

Một trong những số liệu được công bố là số quân chính quy.

Theo nhà nghiên cứu Igor Sutyagin ở tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute tại London, thì quân số Nga tăng 25 % từ năm 2011 đến giữa 2014 là 850.000 quân, trong khi số quân của mỗi nước phương tây đã giảm nhiều từ năm 2011.

Ông Sutyagin cũng nói số quân Nga này vẫn chưa đạt chỉ tiêu đặt ra hồi năm 2010 là 1 triệu quân.

Nga còn có 2,5 triệu quân dự bị trên tổng số 143 triệu dân Nga, theo tổ chức Global Firepower chuyên nghiên cứu khả năng quân sự của 192 quốc gia.

Tổ chức này xếp Nga đứng hạng nhì, sau Mỹ nhưng trên Trung Quốc, Ấn Độ và Vương quốc Anh.

Nga đã là đối thủ chính của Mỹ về vấn đề bán vũ khí. Theo ông Pukhov, Nga đã giao số hàng trị giá 16 tỷ USD đến quanh thế giới năm 2014, gồm chiến đấu cơ, tên lửa và các loại vũ khí khác, chiếm khoảng 3,2 % trong tổng sản lượng xuất khẩu của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại