Từ đó đến nay, quân đội Triêu Tiên "ổn định hơn" - theo phân tích của một chuyên gia tình báo Mỹ được Yonhap và UPI tường thuật trong bản tin ngày 21.10.
Tại Seoul, trong cuộc điều trần trước Ủy ban theo dõi nhân quyền tại Triều Tiên, Ken Gause - một chuyên gia của Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ cho biết, sau vụ hành quyết Bộ trưởng Quốc phòng Hyon Yong-chol hồi tháng Tư năm nay, đợt thanh trừng trong quân đội Triều Tiên đã giảm bớt.
Điều này cho phép suy đoán tình hình Triều Tiên được "ổn định", ít ra là trong hai năm tới đây.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Ken Gause, sự ổn định của Triều Tiên qua vụ hành quyết một nhân vật cấp cao, có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm, nhưng với điều kiện là kinh tế phải đi lên.
Nếu Kim Jong-un không có một chính sách phát triển nền kinh tế khép kín hiện nay, thì Triều Tiên sẽ rơi vào bất ổn chính trị.
Theo ông Gause, vấn đề là cho đến nay, ông Kim Jong-un không củng cố được chế độ do không có khả năng cải cách.
Từ khi lên thay cha, ông Kim Jong-un tập trung xây dựng các công trình có tính phô trương như nhà ga mới cho sân bay gần Bình Nhưỡng, một cung khoa học và một con đường vinh danh các nhà khoa học tương lai.
Theo các nguồn tin đáng tin cậy của tình báo Hàn Quốc, tướng Hyon Yong-chol bị tử hình vì tội "bất tuân thượng lệnh" và "chống đảng".
Trong một cuộc họp, lãnh đạo Kim Jong-un đặt một câu hỏi cho Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng phát hiện nhân vật này đang ngủ gật, không trả lời.
Không rõ vì mệt mỏi hay sức khỏe kém, nhưng ngủ gật trong một cuộc họp với lãnh đạo Triều Tiên là hành động tuyệt đối cấm kỵ, bị xem là "khinh mạn, phản bội".
Cho đến nay, chính phủ Hàn Quốc vẫn không xác nhận tin Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Hyon Yong-chol bị xử bắn.
Tuy nhiên từ ngày 29.4 đến nay, truyền thông Bình Nhưỡng không nhắc đến tên tướng Hyon Yong-chol và đến ngày 11.7, hãng KCNA đưa tin ngắn gọn tên Bộ trưởng Quốc phòng là Pak Yong Sik.