Nga định hình chiến lược đối phó cách mạng màu

Nhật Huy |

Chiến lược đối phó cách mạng màu của Nga là sự kết hợp của cả hành động chính trị và quân sự.

Theo cách nhìn của Nga, những cuộc ‘cách mạng màu’, như đã từng xảy ra tại Ukraine hay các nước Trung Đông, là một hình thái chiến tranh mới mà phương Tây dùng để mở rộng tầm ảnh hưởng và chống lại những chính phủ có đường lối không phù hợp với lợi ích phương Tây. Và Nga là một trong những mục tiêu chính. Do đó, Nga cần có một chiến lược tổng thể để đối phó với các cuộc ‘cách mạng màu’.

Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chính thức nào từ phía Nga thể hiện chiến lược trên, nhưng qua các hành động cụ thể của nước này trong thời gian qua, thì có thể thấy, nó đã được định hình khá chi tiết. Chiến lược đối phó cách mạng màu của Nga sẽ là sự kết hợp của cả hành động chính trị và quân sự.

Lợi dụng sự phân hoá nội bộ phương Tây

Về mặt chính trị, Nga đang tăng cường mối liên kết với những nước có chung mối quan ngại đối với phương Tây, đặc biệt là những nước từng là đồng minh của Liên Xô trong quá khứ. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của sự thay đổi này là thành phần tham dự Hội nghị thường niên về an ninh quốc tế tại Moscow (MCIS). Năm ngoái, MCIS có sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao từ hầu hết các nước thành viên NATO, và không có đại diện nào từ khu vực Trung Đông hay Đông Á.

Ngược lại, MCIS năm nay không có nước thành viên NATO, thay vào đó là sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Thứ trưởng Quốc phòng Ai Cập, Syria, cùng nhiều quan chức từ Trung Quốc…Các quan chức cấp cao của Nga, gồm Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, cũng có bài phát biểu tại MCIS 2014. Điều này cho thấy đây là một dịp để Nga thể hiện sự thay đổi trong ưu tiên quan hệ quốc tế của mình.

Thành tố thứ 2 trong chiến lược chính trị là sự phân hóa nội bộ các nước phương Tây. Nga đã thực hiện bước đi này từ vài năm trước, thông qua việc thắt chặt quan hệ với những đảng cực hữu tại các nước Châu Âu và Mỹ.

Các đảng cực hữu tại những nước Tây Âu có đường lối chống lại quá trình nhất thể hóa Châu Âu và việc kết nạp nước thuộc khối Đông Âu cũ vào EU, do lo ngại về làn sóng nhập cư từ những nước này. Đường lối này vô tình cũng phù hợp với lợi ích của Nga.

Nga lớn tiếng mắng mỏ Mỹ thích chơi trò ông chủ trên thế giới Nga lớn tiếng mắng mỏ Mỹ "thích chơi trò ông chủ" trên thế giới

Phát biểu tại cuộc họp thường niên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích Mỹ và đồng minh cố gắng trở thành chỉ huy của cả thế giới.

Can thiệp quân sự để "bảo vệ thường dân"

Về mặt quân sự, Nga đã sử dụng lại luận điểm về bảo vệ thường dân mà phương Tây từng dùng khi lý giải cho hành động can thiệp quân sự. Trong trường hợp của Nga, đó là tuyên bố “bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga”.

Trong bài diễn văn ngày 18/3 trước Quốc hội Nga về việc sáp nhập Crimea, ông Putin đã phát biểu: “Người dân Crimea và Sevastopol đã khẩn cầu nước Nga bảo vệ quyền lợi và sinh mệnh của họ…Có hàng triệu người Nga và người nói tiếng Nga đang và sẽ sinh sống tại Ukraine. Nước Nga sẽ luôn bảo vệ quyền lợi của họ bằng các biện pháp ngoại giao, chính trị và pháp lý…” .

Trong một bài diễn văn khác ngày 1/7 tại điện Kremlin trước các quan chức cấp cao, ông Putin tái khẳng định: “Đất nước chúng ta sẽ tiếp tục chủ động bảo vệ quyền lợi của người Nga, những đồng bào sinh sống ở nước ngoài, bằng mọi phương tiện có thể, từ chính trị, kinh tế đến các hoạt động cứu trợ quốc tế, và quyền tự phòng vệ…”.

Có thể thấy điểm mấu chốt nằm ở “quyền tự phòng vệ” của những người Nga sinh sống ở hải ngoại. Nó cho thấy điểm khác biệt lớn nhất trong chiến lược can thiệp quân sự của Nga hiện nay so với Liên Xô hay Nga trước đây, cũng như so với phương Tây - đó là can thiệp gián tiếp thay vì trực tiếp.

Trong quá khứ, Liên Xô đã vài lần phải sử dụng sức mạnh quân sự ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng đây đều là những chiến dịch quân sự công khai và quy mô lớn, hoàn toàn trái ngược với những gì diễn đã ra tại Crimea. Thay vì những binh đoàn cơ giới, thiết giáp đông đảo là những lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ và chuyên nghiệp, được triển khai nhanh và lặng lẽ. Tại Crimea, Nga chỉ chính thức thừa nhận sự hiện diện quân sự của mình sau khi  vùng lãnh thổ này sáp nhập vào Nga.

Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc bài diễn văn quan trọng, chào đón nước cộng hòa Crimea "trở về" với Liên bang Nga. Mười ngày sau đó, RIA Novosti dẫn lời ông Putin khen ngợi “tinh thần dũng cảm, sự chuyên nghiệp và sự kiềm chế của binh sĩ Nga trước những hành động khiêu khích ở Crimea”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại