Năm 2014, Mỹ sẽ phải phụ thuộc vào Nga

Tiêu Giang |

(Soha.vn) - Cố vấn chính sách đối ngoại của ông Obama thừa nhận, nhiều vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2014 sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu Nga.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Mỹ, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama thừa nhận rằng, hàng loạt các vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại năm 2014 sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu Nga.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass, ông Ben Rhodes, phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Mỹ, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama nhận định, câu trả lời cho "việc Mỹ có thể đạt được đạt thỏa thuận với Iran và Nga trên bàn đàm phán" sẽ có trong năm 2014. Ngoài ra, ông nhấn mạnh rằng, năm 2014 sẽ là năm cuối cùng của sứ mệnh quân sự Mỹ tại Afganistan, "và đối với chúng tôi, Nga là một đối tác chủ chốt tại Afganistan, kể cả trong việc chuyển giao quyền kiểm soát cũng như hỗ trợ đảm bảo duy trì ổn định tại Afghanistan”.

Thêm vào đó, tình hình Syria sẽ còn được đưa ra bàn bạc trên các chương trình nghị sự chung. Ông Ben Rhodes nhắc lại rằng, thỏa thuận đã đạt được trước đó về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria do Moscow đề xuất sẽ "không thể đạt được nếu thiếu sự hợp tác song phương giữa Mỹ và Nga". Một vấn đề cấp bách là chương trình hạt nhân của Triều Tiên, vốn không thể giải quyết được nếu không có sự tham gia của Nga.

Như vậy, ông Ben Rhodes khẳng định, “có hàng loạt các vấn đề sẽ nổi lên trong năm 2014, rất nhiều trong số đó phụ thuộc vào sự phát triển trong mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Nga”.

Cụ thể, theo ông Rhodes, 2 bên sẽ tiếp tục đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố. “Chúng tôi cũng sẽ còn nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Nga trước thềm Thế vận hội mùa đông tại Sochi. Chúng tôi đã có chung một mong muốn chống lại bất kỳ mối đe dọa khủng bố đối với Thế vận hội”.

Cùng với đó, ông Ben Rhodes cũng thừa nhận rằng, giữa Moscow và Washington “sẽ còn tồn tại bất đồng... Đó là một phần trong mối quan hệ của chúng tôi với Nga. Nhưng lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi... Chúng tôi sẵn sàng hợp tác khi có thể và sẵn sàng tranh cãi khi không tránh khỏi. Chúng tôi đã cởi mở khi nói về những bất đồng đó”.

Ông cũng nhắc rằng, trong năm 2013, giữa hai nước còn tồn tại căng thẳng do việc của cựu nhân viên CIA Edward Snowden được cấp tị nạn tại Nga. “Bên cạnh đó, thành thật mà nói, chúng tôi đã không đạt được những bước tiến mà chúng tôi mong chờ trong những lĩnh vực như kiểm soát vũ khí và phòng thủ tên lửa - điều mà theo quan điểm của chúng tôi, sẽ là cơ sở cho sự tiếp tục hợp tác Mỹ - Nga sau khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới được thực thi. Dù sao thì tôi cũng mong muốn năm mới sẽ tích cực hơn”.

Về "Đạo luật Magnitsky" của Mỹ (đạo luật công nhận việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Nga song đi kèm các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số cá nhân ở Nga mà Mỹ cho là "vi phạm nhân quyền"), ông Rhodes cho rằng, "ở một mức độ nào đó, không phải là một phương tiện gây phương hại cho quan hệ Mỹ-Nga". Tuy nhiên, ông đã gọi đạo luật này là "sự rỗng tuếch về chính trị", "chỉ phản ánh mong muốn của một bộ phận trong giới chính trị gia Mỹ, những người muốn gây khó khăn cho Nga... Chính quyền của Tổng thống Obama không cho rằng đạo luật này có thể trở thành một cú giáng mạnh về chính trị, phá hoại nỗ lực xây dựng quan hệ giữa Mỹ và Nga".

Về phần mình, Moscow cũng tin rằng, Washington cuối cùng đã bắt đầu lắng nghe tiếng nói của Nga trên thế giới và thừa nhận vai trò của Nga. Phó chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế thuộc Duma quốc gia Nga Leonid Kalashnikov cho rằng, nếu trước kia vai trò của Nga thì giờ đây, "ý kiến của Nga trong các nhiều vấn đề đã được quan tâm, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán về số phận của chương trình hạt nhân Iran vốn còn đang bế tắc".

Theo ông Leonid Kalashnikov, những sự việc như Đại sứ quán Mỹ tại Libya bị tấn công năm 2012, khiến Đại sứ Mỹ là Christoper Stevens thiệt mạng "đã buộc các cơ quan tình báo và ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng, tiến trình phổ biến vũ khí đã trở nên không thể kiểm soát và dẫn tới việc phiến quân sử dụng vũ khí hoá học". Điều này đã buộc Mỹ phải lắng nghe ý kiến của Nga và cố gắng tận dụng ảnh hưởng mà Nga có đối chính quyền của ông Tổng thống Syria Assad và thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ.

Phương Tây hiện cũng đang ngày càng nhìn nhận được ra rằng, Nga không chỉ để mất mà còn củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây cũng chính là điều mà cựu Đại sứ Anh tại Nga Anthony Brenton đã thừa nhận. “Nga, cũng như nhiều nước (nhưng không phải là các nước trong Liên minh châu Âu) đang xây dựng quan hệ với những quốc gia khác vì lợi ích dân tộc của mình. Tại Syria, người Nga đã nhận thức được trước cả phương Tây rằng, chế độ Assad thực ra không phải là mối đe dọa an ninh lớn đối với phương Tây (cả với Nga) như Al-Qaeda”.

Còn về vấn đề các cuộc biểu tình ở Ucraine, nhà ngoại giao này nhấn mạnh, khi cạnh tranh ảnh hưởng với châu Âu, Nga chỉ đơn giản là sử dung tiền, và tất nhiên là áp lực, để nắm được ưu thế. Trong cuộc cạnh tranh này, theo ông, Nga đã chiến thắng, còn châu Âu thì không.

Ông này này nhận định: "Là một quốc gia gia có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên phong phú, Nga liên tiếp tham gia vào việc đưa ra các quyết định lớn của quốc tế như vấn đề hạt nhân tại Iran hay Triều Tiên.... Cũng cần phải lưu ý rằng, trong suốt 40 năm qua, Nga vẫn giữ vững vai trò siêu cường của mình".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại