"Mùa đảo chính" ở Thái Lan: 20 cuộc đảo chính, 11 lần thành công

My Lan |

(Soha.vn) - Thái Lan được đánh giá là quốc gia bất ổn nhất Đông Nam Á, nước này đã trải qua hơn 20 cuộc đảo chính, kể từ năm 1932 - trong đó có 11 cuộc đảo chính thành công.

Cuộc biểu tình rầm rộ đòi lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và xóa bỏ sự ảnh hưởng của chế độ Thaksin đang khiến chính trường Thái Lan một lần nữa chao đảo. Trước làn sóng phản đối dữ dội bất chấp nhiều động thái được đánh giá là nhún nhường từ vị nữ Thủ tướng xinh đẹp này, không thể nói trước điều gì về số phận của bà, đặc biệt là tại một quốc gia đầy bất ổn với liên tiếp các cuộc đảo chính xảy ra này.

Mặc dù Thái Lan đã từng chứng kiến 2 cuộc đảo chính diễn năm 1912 và 1917, song trong nhiều tài liệu, năm 1932 vẫn được xem như năm diễn ra cuộc đảo chính tại Thái Lan, là điểm khởi đầu, đánh dấu "mùa đảo chính" tại nước này.

Cuộc đảo chính năm 1932 là bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử dài đầy bất ổn của Thái Lan, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự trị vì của các quốc vương và bắt đầu của chế độ quân chủ lập hiến. Nó cũng dẫn tới sự ra đời của đảng Nhân dân, đảng chính trị đầu tiên tại Thái Lan cũng như bản hiến pháp đầu tiên của nước này.

Một nhóm các binh sĩ, sĩ quan quân đội cùng những người dân thường có tư tưởng tiến bộ đã tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ vua và các hoàng tử, những người nắm vụ các chức vụ cao tại quốc gia này.

	Cuộc đảo chính bí mật diễn ra trong hòa bình từ rạng sáng ngày 24/6/1932. Các binh lính, sĩ quan và dân thường tham gia đảo chính đã bất ngờ bắt sống các hoàng tử, 700 năm trị vị của các quốc vương Thái Lan chấm dứt. Phrayo Manopakorn, thủ lĩnh của cuộc đảo chính, được bầu làm Thủ tướng.

Cuộc đảo chính bí mật diễn ra trong hòa bình từ rạng sáng ngày 24/6/1932. Các binh lính, sĩ quan và dân thường tham gia đảo chính đã bất ngờ bắt sống các hoàng tử, 700 năm trị vị của các quốc vương Thái Lan chấm dứt. Phrayo Manopakorn, thủ lĩnh của cuộc đảo chính, được bầu làm Thủ tướng.


	Cuộc đảo chính do Đại tá Phraya Phahol Pholphayuhasena, một trong những thành phần chủ chốt của đảo chính 1932 lãnh đạo diễn ra trong hòa bình chưa đầy 1 năm sau đó - ngày 20/6/1933 tại Bangkok. Đây được coi là lần đầu tiên quân đội Thái Lan lật đổ được chính phủ lập hiến của Thủ tướng. Tuy vậy, cuộc đảo chính này đã mở đầu cho chế độ độc tài còn tồi tệ hơn cả chế độ mà nó vừa thay thế.

Cuộc đảo chính do Đại tá Phraya Phahol Pholphayuhasena, một trong những thành phần chủ chốt của đảo chính 1932 lãnh đạo diễn ra trong hòa bình chưa đầy 1 năm sau đó - ngày 20/6/1933 tại Bangkok. Đây được coi là lần đầu tiên quân đội Thái Lan lật đổ được chính phủ lập hiến của Thủ tướng. Tuy vậy, cuộc đảo chính này đã mở đầu cho chế độ độc tài còn tồi tệ hơn cả chế độ mà nó vừa thay thế.

Một nhóm các sĩ quan quân đội đã tiến hành đảo chính vào đêm ngày 7, ráng sáng ngày 8/11/1947, bắt giữ Thủ tướng Thawan Thamrong Nawasawat cùng gia đình ông này. Sau khi đảo chính thành công, ông Khuang Aphaiwong được bầu làm Thủ tướng, mở ra một giai đoạn mới, quyền hành được trao vào tay quân đội. Tuy nhiên, 1 năm sau đó, ông này đã bị thay thế bởi cựu Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram.

 	Ba nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính năm 1951.

Ba nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính năm 1951.

Nhận thấy vị thế của quân đội đang bị các chính trị gia, những người không thuộc lực lượng này đe dọa, nhân cơ hội nhà vua Bhumibol không có mặt tại Bangkok, ngày 29/11/1951, Nhóm Đảo Chính, gồm nhiều tướng lĩnh quân đội, đã lên đài phát thanh, tuyên bố giải tán quốc hội, thành lập chính phủ lâm thời, khôi phục hiến pháp năm 1939, loại bỏ Thượng Viện và thành lập nên một cơ quan lập pháp đơn viện - một nửa các thành viên do chính chủ chỉ định, một nửa thông qua bầu cử, cho phép các sĩ quan quân đội được kiêm nhiệm thêm chức Bộ trưởng. Sau nhiều cuộc đàm phán, Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram của chính phủ cũ chấp nhận tham gia chính phủ mới và tiếp tục nắm giữ vai trò lãnh đạo quốc gia. Cuộc đảo chính diễn ra chớp nhoáng và không đổ máu này vì thế mà được gọi là Đảo chính Im lặng, hay Đảo chính Radio.

 	(Trong ảnh: Tướng Sarit Thanarat). Tướng Sarit Thanarat đã ra lệnh cho các xe tăng tiến vào thành phố, lãnh đạo cuộc đảo chính không đổ máu vào tháng 9/1957 nhanh chóng lật đổ Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram, vốn đã không còn được lòng Hoàng gia lẫn dân chúng, đồng thời hủy bỏ hiến pháp và giải tán quốc hội. Thay vi để đảng giành được đa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử nắm quyền điều hành đất nước, ông Sarit đã thành lập Đảng Xã hội quốc gia, bao gồm liên minh các đảng và các cá nhân ủng hộ chính quyền của ông.

(Trong ảnh: Tướng Sarit Thanarat). Tướng Sarit Thanarat đã ra lệnh cho các xe tăng tiến vào thành phố, lãnh đạo cuộc đảo chính không đổ máu vào tháng 9/1957 nhanh chóng lật đổ Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram, vốn đã không còn được lòng Hoàng gia lẫn dân chúng, đồng thời hủy bỏ hiến pháp và giải tán quốc hội. Thay vì để đảng giành được đa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử nắm quyền điều hành đất nước, ông Sarit đã thành lập Đảng Xã hội quốc gia, bao gồm liên minh các đảng và các cá nhân ủng hộ chính quyền của ông.

 

Những cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân chống chính phủ đã nổ ra tại Thái Lan từ năm 1975 đã đạt tới đỉnh điểm vào tháng 10/1976, khi ít nhất 46 sinh viên tham gia biểu tình bị giết, hàng trăm người khác bị thương và hơn 1.000 người bị bắt giữ trong các cuộc xung đột với lực lượng cảnh sát và quân đội. Kết thúc đảo chính tháng 10/1076, Thủ tướng Seni Pramoj bị lật đổ, quân đội lên nắm quyền và thành lập Hội đồng Cải cách Quốc gia NARC đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng Sa-ngad Chaloryoo. Cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Thanin Kraivichien được đưa lên làm Thủ tướng chính phủ mới.

1 năm sau đó, chính phủ do ông Kraivichien bị lật đổ trong cuộc đảo chính không đổ máu diễn ra ngày 20/10/1977. Cuộc đảo chính do Chủ tịch NARC Sa-ngad lãnh đạo đã tiếp tục lập nên Chính phủ mới của Thủ tướng Kriangsak Chomanan.

Tướng Sunchinda Kraprayoon đã tiến hành đảo chính không đổ máu lật đổ Chính phủ dân sự của Thủ tướng Chatichai Choonhavan ngày 23/2/1991. Sau đảo chính, quyền lực nằm trong tay Hội đồng gìn giữ Hòa bình Quốc gia dưới sự dẫn dắt của tướng Shuthorn Kongsompong.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành đảo chính chớp nhoáng không đổ máu vào ngày 19/9/2006 - một tháng trước cuộc bầu của Quốc hội - lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra khi ông này và một số Bộ trưởng đang tham gia cuộc họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ). Lực lượng quân đội đã hủy bỏ bầu cử, giải tán Quốc hội, tuyên bố thiết quân luật và bắt giữ thành viên nội các. Hội đồng Cải cách dân chủ CDR do tướng Sonthi Boonyaratglin lãnh đạo tuyên bố nắm giữ quyền lực, chỉ định tướng Surayud Chulanont làm Thủ tướng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại