6 phút quyết định một mạng người
Ngay khi nhận được cuộc gọi thông báo về việc nhân viên quản lý hành lý Andre Redyk, 64 tuổi, bị bất tỉnh khi đang làm việc tại sân bay Quốc tế Los Angeles, xe cứu thương được Sở Cứu hỏa Los Angeles (Mỹ) điều đến đã có
mặt tại hiện trường sau đó 7 phút. Về lý thuyết, khoảng thời gian này đủ để cứu sống ông Redyk. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhân viên y tế đã phải mất gần nửa tiếng để thực sự tới được chỗ ông này. Tuy nhiên, tới lúc đó, nạn nhân đã tử vong.
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Mayo, những trường hợp bị bất tỉnh do tim ngừng đập bất ngờ giống như ông Redyk chỉ có thể sống sót nếu được cứu sống kịp thời trong khoảng 6 phút. Trong khi đó, thời gian chờ đợi 25 phút là quá dài so với sức chịu đựng của ông Redyk.
Giám đốc trung tâm cấp cứu của Los Angeles lí giải rằng sự chậm trễ này xảy ra là do hiểu nhầm giữa người gọi điện và người nhận điện thoại. Khi đội cấp cứu lao vào khu vực quản lý hành lý tại sân bay, họ không tìm thấy ông Redyk. Tới khi đội cấp cứu phát hiện được vị trí của người đàn ông bị bất tỉnh thì mọi việc đã quá muộn.
Mới đây hơn, một người phụ nữ lớn tuổi ở ngoại ô New Jersey (Mỹ) cũng đã trải qua tình trạng vô cùng nguy kịch khi xương hộp sọ bị nút, cột sống bị tổn thương do cú ngã cầu thang vào sáng sớm.
Chỉ chưa đầy 10 phút, cảnh sát đã có mặt tại nhà nạn nhân. Các y tá cũng tới sau 15 phút, tiến hành sơ cứu, song họ lại không có phương tiện vận chuyển. Mãi 34 phút sau đó, xe cứu thương mới tới được hiện trường và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Mặc dù trung tâm cấp cứu chỉ cách nhà ông khoảng 1 dặm, song nhân viên trung tâm này nói rằng họ không thể điều xe tới vì thiếu tình nguyện viên.
Những sự thật đáng "giật mình"
Nhân viên cấp cứu đưa nạn nhân lên xe cứu thương (Ảnh minh họa)
Những trường hợp xe cứu thương chậm trễ tới hiện trường như thế này không phải là điều hiếm gặp, thậm chí ngay cả khi nạn nhân là nhân viên công vụ.
Cơ quan cứu hỏa thủ đô Washington D.C đã phải ra điều trần trước hội đồng thành phố sau khi một nam cảnh sát bị tai nạn ô tô phải chờ xe cấp cứu 15 phút trong tình trạng bị thương khá nặng. Thậm chí, chiếc xe cấp cứu tới hiện trường vụ tai nạn được điều từ thành phố khác, bởi vào thời điểm đó, không có chiếc xe nào sẵn sàng hoạt động.
Tờ Washington Post dẫn lời một quan chức thành phố giấu tên cho biết tại thời điểm đó, có khoảng 10 xe cứu thương đã nghỉ trước khi hết ca. Ông Edward Smith, giám đốc Sở cứu hỏa Washington D.C ở khu vực 36 đã bác bỏ thông tin này, dù rằng theo ông, có 6 xe không thể hoạt động được: 4 xe gặp trục trặc kĩ thuật và 2 xe khác đang trong quá trình lau dọn sau khi hoàn thành 1 "vụ".
Ông Kristopher Baumann, chủ tịch công đoàn cảnh sát D.C nói rằng việc không có xe cứu thương chờ sẵn để hoạt động trong thành phố là điều "không thể tha thứ được". Phó thị trưởng thành phố phụ trách an toàn công cộng Paul A. Quander cho biết ông đã yêu cầu "xem xét toàn diện về các vụ việc để tìm ra lý do cho việc không có xe cứu thương".
Tại buổi điều trần, Giám đốc Cơ quan cứu hỏa thành phố Washington D.C cũng phải thừa nhận trước hội đồng thành phố rằng chỉ có 58 trong tổng số 111 xe cứu thương của thành phố này hoạt động.
Theo tờ USA Today, hơn 1.000 trường hợp có thể cứu sống được đã tử vong mỗi năm tại những thành phố lớn nhất nước Mỹ chỉ bởi hệ thống cấp cứu hoạt động không hiệu quả. Không chỉ do sự thiếu hụt về trang thiết bị, nguồn nhân lực hoặc sự tắc trách của nhân viên, mà việc tính toán sai thời gian chính xác tiếp cận nạn nhân cũng là nguyên nhân gây ra thực trạng này. Họ đã không tính tới khoảng thời gian mà họ mất khi cuộc gọi được kết nối tới trung tâm cấp cứu, đội cấp cứu đỗ xe và tìm đường tới chỗ nạn nhân.
Trong khi đó, Các nhân viên cứu thương tại Los Angeles, cũng như nhiều thành phố khác ở Mỹ, vẫn thường xuyên tự đánh lừa bản thân mình về thời gian họ tới hiện trường, cấp cứu nạn nhân. Họ đã không tính tới khoảng thời gian mà họ mất khi cuộc gọi được kết nối tới trung tâm cấp cứu, đội cấp cứu đỗ xe và tìm đường tới chỗ nạn nhân.
Ông Harold Shaitberger, chủ tịch Hiệp hội Cứu hỏa Quốc tế cũng nhận định rằng: "Đối với việc cấp cứu, điều quan trọng không chỉ là nhân viên y tế tới hiện trường nhanh như thế nào, mà còn là thời gian họ bắt đầu điều trị nhanh ra sao".
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!