Điều gì xảy ra nếu Nhật quốc hữu hóa 400 đảo vô chủ?

Nhật Bản có kế hoạch quốc hữu hóa khoảng 400 hòn đảo xa, vô chủ trong vùng biển nước này nhằm tăng cường các tuyên bố chủ quyền, giữa lúc tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng đang căng thẳng.

Quốc hữu hóa 400 đảo xa…

Nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 15/7 đưa tin, chính phủ có kế hoạch đặc biệt để tìm chủ nhân và tên của khoảng 400 hòn đảo xa nằm rải rác trên vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản trong một nỗ lực nhằm quốc hữu hóa chúng.

“Nhật Bản dự kiến kết thúc cuộc nghiên cứu vào năm tới và nhanh chóng hành động, trong đó có việc quốc hữu hóa các quần đảo xa xôi vô chủ”, nhật báo viết.

Tờ báo nói thêm rằng giới chức từ Bộ tài chính và luật pháp Nhật Bản cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ nằm trong nhóm đặc biệt trên. Theo Yomiuri Shimbun, kế hoạch đó nằm trong nỗ lực của Tokyo nhằm “bảo tồn các tài nguyên biển”.

Các nhà hoạt động Nhật đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 8/2012
Các nhà hoạt động Nhật đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 8/2012

Bài học Senkaku

Nhật Bản từ lâu có tranh chấp với Trung quốc về chủ quyền một nhóm đảo không người ở tại Hoa Đông được gọi là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung. Quần đảo tranh chấp hiện do Tokyo quản lý và là một phần của tỉnh Okinawa. Cả hai quốc gia này đều đơn phương tuyên bố chủ quyền và không muốn có sự tham gia của trọng tài quốc tế.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Tokyo đã ký một thỏa thuận nhằm mua 3 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu cá nhân người Nhật theo kế hoạch nhằm quốc hữu hóa quần đảo. Và chính việc quốc hữu hóa này của Nhật đẩy căng thẳng tranh chấp giữa hai quốc gia nóng hơn bao giờ hết. Thế giới đã không ít lần nín thở khi cuộc chiến giữa Trung – Nhật sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cả hai bên thiếu đi một chút kìm chế.

Ngoài ra, mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc cũng chuyển từ đối tác trở thành nghi kỵ do tranh chấp, có nhiều thời điểm, Trung Quốc gần như từ chối thương mại với Nhật Bản.

Không riêng gì Trung Quốc, Nhật Bản gần như có tranh chấp với tất cả các quốc gia láng giềng về vấn đề biển đảo.

Tàu Trung Quốc và tàu Nhật Bản “đối mặt” gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi năm ngoái.
Tàu Trung Quốc và tàu Nhật Bản “đối mặt” gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi năm ngoái.

Với đảo Takeshima/Dokdo tranh chấp với Hàn Quốc, sách trắng quốc phòng Nhật Bản vừa công bố hồi đầu tháng 7 đã khẳng định Takeshima thuộc chủ quyền không thể chối bỏ của Nhật. Hàn Quốc đã thực sự nổi giận trước tuyên bố này của Nhật.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young nói: "Chính phủ chúng tôi kịch liệt phản đối việc Nhật Bản đưa tuyên bố chủ quyền đối với Dokdo, lãnh thổ không thể tách rời của chúng tôi, vào sách trắng quốc phòng 2013".

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng gửi công hàm phản đối Nhật. “Chính phủ Nhật sẽ không thể tiếp tục phát triển quan hệ quân sự song phương với Hàn Quốc nếu không từ bỏ đòi hỏi chủ quyền Dokdo - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố -  Chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ với bất kỳ âm mưu nào nhằm thách thức chủ quyền của Hàn Quốc đối với Dokdo”. Mối quan hệ Nhật – Hàn một lần nữa rơi vào nguy cơ đóng băng chỉ vì tranh chấp biển đảo.

Nhật Bản đang đứng trước nhiều nguy cơ chiến tranh, rõ ràng nhất là nằm trong tầm ngắm của tên lửa hạt nhân Triều Tiên và chiến tranh biển đảo với Trung Quốc. Những đồng minh quân sự xung quanh là vấn đề sống còn với Nhật, nhưng những động thái khẳng định chủ quyền quá cứng rắn và đơn phương của Nhật sẽ sớm đẩy quốc gia này đến thế bị cô lập, không khác gì Trung Quốc hiện tại.

Hòn đảo này từ lâu trở thành
Hòn đảo này từ lâu trở thành "cái gai" trong quan hệ Nhật - Hàn.

Xa hơn nữa, đã hơn nửa thế kỷ, Nhật Bản và Nga không thể ký hiệp ước hòa bình khi không giải quyết được tranh chấp chủ quyền với nhóm 4 hòn đảo có tên gọi là Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Những hòn đảo này nằm giữa đảo Hokkaido phía bắc của Nhật Bản và bán đảo Kamchatka của Nga.

Việc tranh chấp lãnh thổ này khiến Nhật và Nga luôn trọng trạng thái không thể đạt được những thỏa thuận ngoại giao một cách chân thành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại