Dấu ấn Việt trong nhà Quốc vương Campuchia

My Lan |

(Soha.vn) - Điện Phochani trong Hoàng cung Campuchia có một sân khấu rộng do những nghệ nhân nghề mộc tại làng Diệc (Thái Bình, Việt Nam) thiết kế và xây dựng.

Toạ lạc tại thủ đô Phnom Penh, có diện tích 183.135 m2, Hoàng Cung Campuchia được xây dựng và hoàn thiện dần dần qua nhiều đời Quốc vương trong suốt hơn một thế kỉ qua với những điện, đền kiên cố mái hình tháp - vốn là kiến trúc tiêu biểu của người Khmer.

Đây là không chỉ là nơi làm việc, sinh hoạt của gia đình Quốc vương và các quan khách nước ngoài mà còn diễn ra các nghi thức ngoại giao và nghi lễ của Hoàng gia.

Cùng với Chùa Bạc nằm ngay sát bên cạnh, một phần của Hoàng Cung Campuchia được mở cửa cho du khách vào thăm quan. Tuy nhiên, tất cả du khách tới thăm buộc phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt như không được mặc quần ngắn trên đầu gối, áo thun sát nách, hở hang, không đi dép lê, không gây ồn ào, không được chụp ảnh, quay phim bên trong các điện.

Một số khu vực như nơi ở của gia đình Quốc vương hay phòng làm việc của các nhân viên Hoàng gia đều không cho phép người dân được tới gần.

Cung điện Hoàng gia Campuchia nhìn từ trên xuống.

Hoàng Cung Campuchia nhìn từ trên xuống.

Cổng chính dẫn vảo bên trong Cung điện.

Cổng chính dẫn vào bên trong Hoàng Cung.

Lực lượng canh gác, bảo vệ bên ngoài cổng chính của Cung điện.

Lực lượng canh gác, bảo vệ bên ngoài cổng chính của Hoàng Cung.

Phòng khánh tiết (Preah Thineang Vinnichay) ban đầu được xây bằng gỗ, song đã bị phá dỡ và xây lại năm 1917. Đây có thể coi là toà nhà lộng lẫy nhất trong Hoàng Cung.

Phòng khánh tiết (Preah Thineang Vinnichay) ban đầu được xây bằng gỗ, song đã bị phá dỡ và xây lại năm 1917. Đây có thể coi là toà nhà lộng lẫy nhất trong Hoàng Cung, gần như tất cả những đồ vật bên trong phòng này dều được làm bằng vàng hoặc mạ vàng.

Các bức tượng chân dung các đời Quốc vương Campuchia được mạ bằng vàng. Từ trái qua phải: Quốc vương Ang Duong, Quốc vương Norodom, Quốc vương Sisowath, Quốc vương Monivong, Quốc vương Suramarit. Ngoài cùng là chân dung Hoàng Hậu Sisowath Kossamak, bà nội của Quốc vương đang tại vị Norodom Sihamoni.

Tượng chân bán thân bằng vàng của các đời Quốc vương Campuchia. Từ trái qua phải: Quốc vương Ang Duong, Quốc vương Norodom, Quốc vương Sisowath, Quốc vương Monivong, Quốc vương Suramarit. Ngoài cùng là chân dung Hoàng Hậu Sisowath Kossamak, bà nội của Quốc vương đang tại vị Norodom Sihamoni.

Đây là nơi cử hành nhiều sự kiện quan trọng của Hoàng gia như lễ nhậm chức, các cuộc gặp gỡ chính thức với quan chức, các cuộc đón tiếp ngoại giao và nhiều sự kiện mang tính tôn giáo. Trong ảnh là cuộc gặp gỡ giữa Quốc vương Campuchia và Tổng thư kí LHQ Ban Ki Moon.

Phòng khánh tiết là nơi cử hành nhiều sự kiện quan trọng của Hoàng gia như lễ đăng quang, các cuộc gặp gỡ chính thức với quan chức, các nghi thức ngoại giao và nhiều sự kiện mang tính tôn giáo. Trong ảnh là cuộc gặp gỡ giữa Quốc vương Campuchia và Tổng thư kí LHQ Ban Ki Moon.

Lễ lên ngôi của Quốc vương Norodom

Ngai vàng đặt trang trọng giữa phòng trong ngày đăng quang của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Điện Hor Samran Phirun từng là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của Quốc vương và là nơi ông đợi để cưỡi voi trong các dịp lễ của Hoàng gia. Ngày nay, điện này là nơi cất giữ nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn cũng như trưng bày quà tặng của các nhà lãnh đạo trên thế giới tặng cho Quốc vương và Hoàng gia Campuchia.

Điện Hor Samran Phirun từng là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của Quốc vương và là nơi ông đợi để cưỡi voi trong các dịp lễ của Hoàng gia. Ngày nay, điện này là nơi cất giữ nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn cũng như trưng bày quà tặng của các nhà lãnh đạo trên thế giới tặng cho Quốc vương và Hoàng gia Campuchia.

Damnak Chan là nơi làm việc của các nhân viên trong Hoàng Cung.

Damnak Chan là nơi làm việc của các nhân viên trong Hoàng Cung.

Điện Napoleon III là công trình duy nhất mang phong cách phương Tây trong tổng thể Hoàng Cung và được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Điện này vốn được xây riêng cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Tới năm 1876, hoang đế Napoleon III đã tặng nó cho cựu Vương Norodom. Ngôi điện này này là bảo tàng trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia.

Điện Napoleon III là công trình duy nhất mang phong cách phương Tây trong tổng thể Hoàng Cung và được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Điện này vốn được xây riêng cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Tới năm 1876, hoang đế Napoleon III đã tặng nó cho cựu Vương Norodom. Ngôi điện này này là bảo tàng trưng bày các bức ảnh về những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia.

Phòng Chanchhaya còn được gọi là Sân khấu Ánh Trăng, là nơi Quốc vương diễn thuyết trước nhân dân, nơi diễn ra các điệu múa cung đình cũng như tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia.

Phòng Chanchhaya còn được gọi là Sân khấu Ánh Trăng, là nơi Quốc vương diễn thuyết trước nhân dân, nơi diễn ra các điệu múa cung đình cũng như tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia.

Điện Phochani có một sân khấu rộng, từng là nơi biểu diễn nghệ thuật và do chính những nghệ nhân nghề mộc tại làng Diệc (Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam) thiết kế và xây dựng. Ngày nay, đây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đón tiếp và hội nghị của Hoàng gia.

Điện Phochani có một sân khấu rộng, từng là nơi biểu diễn nghệ thuật và do chính những nghệ nhân nghề mộc tại làng Diệc (Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam) thiết kế và xây dựng. Ngày nay, đây cũng là nơi diễn ra các cuộc đón tiếp và hội nghị của Hoàng gia.

Một góc vườn trong Hoàng cung.

Một góc vườn tại Hoàng Cung.

Cổng ngăn cách giữa các khu vực trong Hoàng Cung.

Cổng ngăn cách giữa các khu vực trong Hoàng Cung.

Chùa Bạc nằm sát vách với Hoàng Cung và là địa điểm thăm quan nổi tiếng tại Phnom Penh.

Cùng với Hoàng Cung, Chùa Bạc nằm ở ngay bên cạnh, cách Hoàng Cung bởi một hàng rào nhỏ, đã tạo nên một địa điểm thăm quan nổi tiếng tại Phnom Penh.

Một toà tháp trong khuôn viên Chùa Bạc.

Một toà tháp trong khuôn viên Chùa Bạc.

Bên trong Chùa Bạc.

Bên trong Chùa Bạc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại