New Delhi ngay sau đó đã ngừng vận chuyển dầu và khí đốt cho Nepal, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng khủng hoảng do khan hiếm năng lượng, giao thông công cộng đã xuất hiện tình trạng đình trệ.
Tờ India Today (Ấn Độ) đưa tin, chính phủ Nepal hôm 4/10 đã yêu cầu Ấn Độ ngừng việc ngăn chặn nguồn cung dầu khí và các nhu yếu phẩm, và tuyên bố nếu New Delhi "chèn ép quá đáng", Kathmandu sẽ cầu viện Trung Quốc.
Đại sứ Nepal tại Ấn Độ Kumar Upadhyay cho biết, mặc dù New Delhi đã bảo đảm tình hình sẽ nhanh chóng có biến chuyển, song ông đòi hỏi người láng giềng "nhanh chóng đưa ra thời gian chính xác".
"Biến chuyển nhanh chóng mà Ấn Độ nhắc tới được tính theo giờ, tuần hay tháng?" - ông Upadhyay chất vấn.
Ấn Độ đã bắt đầu cấm vận Nepal kể từ hôm 23/9 với lý do tình hình xã hội ở Kathmandu bất ổn. Do tuyến đường vận chuyển dầu, khí thiên nhiên cùng phần lớn hàng hóa vào Nepal phải đi qua Ấn Độ, việc cấm vận đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước này.
Theo Hoàn Cầu, việc cấm vận xuất phát từ sự thái độ bất mãn của Ấn Độ đối với Hiến pháp mới của Nepal, trong đó quốc gia này được chia thành 7 tỉnh, đi ngược với lập trường của Ấn Độ là ủng hộ các dân tộc thiểu số Nepal như Madhesi và Tharu trở thành các "bang độc lập".
Madhesi là những người gốc Ấn và New Delhi từng công khai gâp áp lực với 3 đảng của Nepal để ủng hộ dân tộc thiểu số này.
Việc Nepal đe dọa "cầu viện" Trung Quốc cũng làm dấy lên quan ngại về tình trạng bất ổn ở khu vực Nam Á khi Trung-Ấn cũng vừa trải qua đợt căng thẳng ở biên giới hồi tháng 9.
Quân đội Trung Quốc hôm 24/9 đã chỉ trích quân đội Ấn Độ phá hủy "lều trại" mà Trung Quốc đặt ở sát biên giới, thuộc khu vực Trung-Ấn đang có tranh chấp.
Theo báo chí Ấn Độ, quân đội nước này đã phá bỏ "một công trình giống như đài quan sát và có gắn camera tại khu vực biên giới vùng Ladakh".
Tờ Times of India (Ấn Độ) cho rằng, việc quân đội Trung Quốc chỉ trích quân đội Ấn Độ sau nhiều năm "là một lời thách thức".
Hoàn Cầu hôm 30/9 cho hay, do lo ngại trước hoạt động của quân đội Trung Quốc, chính phủ New Delhi đã chấp thuận Cảnh sát biên giới người Tạng Ấn Độ đã quyết định thành lập Bộ tư lệnh mới ở Leh.
Bên cạnh đó, quyết định xây dựng hơn 40 trạm tiền tiêu ở vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát cũng bắt đầu thực hiện.