Bên trong ngôi đền khiến Trung - Nhật khẩu chiến suốt 30 năm

My Lan |

(Soha.vn) - Là nơi thờ cúng linh hồn của những người đã hi sinh trong chiến tranh tại Nhật Bản, đền Yasukuni đã gây ra không ít sóng gió ngoại giao cho Nhật Bản.

Chuyến thăm hồi cuối tháng 12 vừa qua của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới đền Yasukuni đã khiến cho Trung Quốc, Hàn Quốc vô cùng tức giận, còn Mỹ, một đồng minh của nước này, cũng tỏ thái độ không hài lòng.

Về phần mình, ông Abe giải thích rằng, ông tới thăm đền Yasukuni để tưởng nhớ những người “đã hy sinh bản thân để phục vụ đất nước" và tái khẳng định cam kết hoà bình, "không bao giờ gây chiến thêm một lần nào nữa". Trong khi đó, Trung Quốc đã liên tục chỉ trích hành động này của ông Abe là "phá đám", "muốn quay trở lại con đường của chủ nghĩa quân phiệt", "đặt quốc tế và tình trạng báo động cao"...

Không chỉ Thủ tướng Shinzo Abe mà các chuyến thăm của nhiều đời Thủ tướng Nhật hay các quan chức cấp cao, dù là với tư cách cá nhân, tới ngôi đền Yasukuni cũng phải chịu nhiều lời chỉ trích thậm tệ và không ít lần đẩy các mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản vào tình trạng căng thẳng.

Đền chiến tranh Yasukuni được xây dựng năm 1869 tại Tokyo theo lệnh của Thiên Hoàng Minh Trị, ban đầu là để thờ cúng những nạn nhân trong cuộc nội chiến Boshin năm 1867.

Sau này, đền Yasukuni đã trở thành nơi thờ cúng linh hồn gần 2,5 triệu lính Nhật chiến đấu vì Thiên Hoàng, lính nước ngoài và dân thường tử trận trong các cuộc chiến tranh của Nhật, kể từ nội chiến Boshin tới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Mặc dù tên gọi mang ý nghĩa hoà bình (Yasukuni theo tiếng Nhật có nghĩa là Quốc gia Hoà Bình), song đền thờ này đang gây ra những tranh cãi không có hồi kết giữa Nhật Bản và các quốc gia láng giềng cũng như ngay trong nội bộ nước này.

Một số người cho rằng, ngôi đền này đại diện cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trong quá khứ, sự xâm lược của Nhật Bản đối với nhiều quốc gia, những cũng có người cho rằng, nó là biểu tượng linh thiêng của lòng yêu nước, sự trung thành với dân tộc.

Tâm điểm của những sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều quốc gia từng bị nước này xâm chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên đối với Nhật Bản và việc hơn 1.000 lính Nhật bị coi là tội phạm chiến tranh, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh loại A trong trận đại chiến này, được ghi danh và thờ cúng tại đền.

Tháng 8/1985, chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Nhật (khi đó là ông Yasuhiro Nakasone) tới Yasukuni từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của Trung Quốc. Kể từ đó, mỗi chuyến thăm của các chính khách Nhật đến nơi này đều khiến dư luận khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, dậy sóng.

Bảo tàng lịch sử Nhật Bản Yushukhan đặt bên trong ngôi đền này cũng khiến cho Nhật chịu không ít lời chỉ trích từ bên ngoài và ngay cả trong nước bởi những tư liệu gây tranh cãi về các cuộc chiến tranh của Nhật. Một trong số đó là đoạn băng tư liệu cho rằng, sự xâm chiếm của Nhật đối với các nước Đông Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là nhằm "bảo vệ khu vực này khỏi sự xâm chiếm của các thế lực phương Tây".

Một số hình ảnh bên trong ngồi đền gây tranh cãi này của Nhật Bản:

Cổng Daiichi Torii làm bằng thép, là cổng chính dẫn vào đền. Nó được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1921 với chiều cao gần 25m và chiểu rộng 34m - là cổng torii (cổng kiểu truyền thống Nhật Bản, thường xuất hiện tại các ngôi đền) lớn nhất nước này - và được xây lại vào năm 1974.

Cổng Daiichi Torii làm bằng thép, là cổng chính dẫn vào đền. Nó được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1921 với chiều cao gần 25m và chiểu rộng 34m - là cổng torii (cổng kiểu truyền thống Nhật Bản, thường xuất hiện tại các ngôi đền) lớn nhất nước này tính thời điểm đó, Năm 1974, cổng được xây dựng lại kiên cố hơn.

Nằm ở phía Tây của ngôi đền là cổng Daini Torii. Cổng này được xây dựng vào năm 1887 để thay thế cổng bằng gỗ có từ trước đó và trở thành cổng Torii bằng đồng lớn nhất Nhật Bản.

Nằm ở phía Tây của ngôi đền là cổng Daini Torii. Nó được xây dựng vào năm 1887 để thay thế cổng bằng gỗ có từ trước đó và trở thành cổng Torii bằng đồng lớn nhất Nhật Bản.

Nằm phía sau cổng Daini Torii là shinmon, cao 6 mét, được xây dựng từ năm 1934 và sửa sang lại vào năm 1994.

Nằm phía sau cổng Daini Torii là một cánh cổng khác làm bằng gỗ cây tùng, cao 6 mét.

Các cánh cổng tại cửa đền có hình bông hoa cúc với đường kính khoảng 1,5 m.

Các cánh cổng tại cửa đền có hình bông hoa cúc với đường kính khoảng 1,5 m.

Tiếp sau đó là Chumon Torii làm bằng gỗ, chiếc cổng cuối cùng mà mọi người phải đi qua nếu muốn tới nhà nguyện của đền.

Tiếp sau đó là Chumon Torii làm bằng gỗ, chiếc cổng cuối cùng mà mọi người phải đi qua nếu muốn tới nhà nguyện của đền.

Trong những dịp lễ hội, chiếc rèm trắng treo trước nhà nguyện được thay bằng rèm màu tím.

Trong những ngày lễ, chiếc rèm trắng treo trước nhà nguyện được thay bằng rèm màu tím.

Nhà nguyện chính của đền Yasukuni.

Nhà nguyện chính của đền Yasukuni.

Có khoảng 10 ngày lễ được tổ chức tại đền Yasukuni mỗi năm với thời gian và quy mô tổ chức khác nhau. Trong ảnh là những chiếc đèn lồng bằng giấy trong ngày lễ Mitama Matsuri được tổ chức vào tháng 7 tại đền Yasukuni.

Có khoảng 10 ngày lễ được tổ chức tại đền Yasukuni mỗi năm với thời gian và quy mô tổ chức khác nhau. Trong ảnh là những chiếc đèn lồng bằng giấy trong ngày lễ Mitama Matsuri được tổ chức vào tháng 7.

Một gian nhỏ bên trong ngôi đền.

Một đền nhỏ bên trong khuôn viên Yasukuni.

Với cách thiết kế các cửa thông nhau và bày trí khá đơn giản, không khó để từ bên ngoài có thể nhìn xuyên sâu vào tận sâu trong.

Với cách thiết kế các cửa thông nhau và bày trí khá đơn giản, không khó để từ bên ngoài có thể nhìn xuyên sâu vào tận sâu trong.

Một góc hồ bên trong đền.

Một góc hồ bên trong đền.

Motomiya là một đền nhỏ nằm ở phía nam của nhà nguyện chính. Nó được dựng lên lần đầu tiên tại Kyoto nhằm tưởng nhớ tới những người đã hi sinh trong thời kì đầu tiên của nội chiến Nhật Bản trong thời Minh Trị Duy Tân. 7 năm sau đó, năm 1931, nó được di dời về khuôn viên đền Yasukuni,

Motomiya là một đền nhỏ nằm ở phía nam của nhà nguyện chính. Nó được dựng lên lần đầu tiên tại Kyoto nhằm tưởng nhớ tới những người lính trung thành với chủ nghĩa đế quốc đã hi sinh trong thời kì đầu tiên của nội chiến Nhật Bản trong thời Minh Trị. 7 năm sau đó, năm 1931, nó được di dời về khuôn viên đền Yasukuni.

Nằm ngay bên cạnh Motomiya là một ngôi đền nhỏ khác tên là Chinreisha, nơi tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong chiến tranh hoặc các cuộc xung đột trên toàn thế giới - bất kể tới từ quốc gia nào - và không được ghi danh tại nhà nguyện.

Nằm ngay bên cạnh Motomiya là một ngôi đền nhỏ khác tên là Chinreisha, nơi tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong chiến tranh hoặc các cuộc xung đột trên toàn thế giới - bất kể tới từ quốc gia nào - và không được ghi danh tại nhà nguyện.

Lễ đường Sanshuden nằm bên phải nhà nguyện, được xây mới vào năm 2004. Đây là một trong những nơi được sử dụng để tiếp khách cũng như là phòng chờ cho những người tới đây viếng đền.

Lễ đường Sanshuden nằm bên phải nhà nguyện, được xây mới vào năm 2004. Đây là một trong những nơi được sử dụng để tiếp khách cũng như là phòng chờ cho những người tới đây viếng đền.

Cột đá khắc tên ngôi đền Yasukuni.

Cột đá khắc tên ngôi đền Yasukuni.

Đài tưởng niệm Irei no Izumi, nơi tưởng nhớ những người bị chết vì thiếu nước trên chiến trường.

Đài tưởng niệm Irei no Izumi, nơi tưởng nhớ những người chết khát trên chiến trường.

Tượng Omura Masujiro, người được mệnh danh là Cha đẻ của Quân đội Nhật Bản hiện đại. Đây là bức tượng bằng đồng kiểu châu Âu đầu tiên được xây dựng tại Nhật Bản.

Tượng Omura Masujiro, người được mệnh danh là "Cha đẻ của Quân đội Nhật Bản hiện đại". Đây là bức tượng bằng đồng kiểu châu Âu đầu tiên được xây dựng tại Nhật Bản.

Bức tượng Quả phụ cùng các con, tưởng nhớ những người phụ nữ đã phải một mình nuôi con vì chồng chết trong chiến tranh.

Bức tượng Quả phụ cùng các con, tưởng nhớ những người phụ nữ đã phải một mình nuôi con vì chồng chết trong chiến tranh.

Mô hình một con tàu chiến của quân đội Nhật Bản.

Mô hình một con tàu chiến của quân đội Nhật Bản.

Bức tượng ngựa nhằm tưởng nhớ những chú ngựa đã hi sinh khi đồng hành với lính Nhật trên chiến trường.

Bức tượng ngựa nhằm tưởng nhớ những chú ngựa đã chết khi đồng hành với lính Nhật trên chiến trường. Trong khuôn viên ngôi đền còn có tượng chim bồ câu và tượng một chú chó để nhớ tới những con vật đã ở bên cạnh lính Nhật ở nhiều chiến trường.

Tượng phi công cảm tự bằng đồng nằm ở bên trái lối vào Yushukan, bảo tàng chiến tranh bên trong đền Yasukuni. Tấm bảng ở bên trái bức tượng ghi danh hơn 5.800 binh lính đã chết trong các cuộc tấn công tự sát chống lại các tàu hải quân của quân Đồng Minh tại chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Tượng phi công cảm tử bằng đồng nằm ở bên trái lối vào Yushukan, bảo tàng chiến tranh bên trong đền Yasukuni. Tấm bảng ở bên trái bức tượng ghi danh hơn 5.800 binh lính đã chết trong các cuộc tấn công tự sát chống lại các tàu hải quân của quân Đồng Minh tại chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Bên ngoài Yashukan, bảo tàng chiến tranh bên trong ngôi đền Yasukuni. Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật, trong đó có nhiều loại vũ khí, mà Nhật Bản từng sử dụng trong các cuộc chiến của mình.

Bên ngoài Yashukan, bảo tàng chiến tranh bên trong ngôi đền Yasukuni. Đây là nơi trưng bày nhiều hiện vật, trong đó có nhiều loại vũ khí, mà Nhật Bản từng sử dụng trong các cuộc chiến của mình.

Một khẩu pháo trong bảo tàng.

Một khẩu pháo trong bảo tàng.

Một chiếc máy bay của quân đội Nhật.

Một chiếc máy bay của quân đội Nhật.

Một chiếc xe lửa của Nhật Bản thời cổ.

Một chiếc xe lửa của Nhật Bản thời cổ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại