Ả Rập đổi dầu lấy vũ khí cho phiến quân Syria

Theo đó, quốc gia này đã tăng năng suất sản xuất dầu thô lên mức 400.000 thùng mỗi ngày và đạt 9,99 triệu thùng dầu trong tháng 7 trong khi các nước thành viên OPEC đều giảm năng suất.

Các nhà phân tích cho rằng tiền bán dầu này được Ả Rập Saudi dùng tài trợ cho việc mua vũ khí và đạn dược mới, hiện đại cho các nhóm khủng bố ở Syria, Ai Cập, Li-băng và Iraq.

Ngày 27/7, Đài phát thanh Israel cho biết, Ả Rập Saudi đã ký một hợp đồng trị giá 50 triệu USD với quân đội Israel nhằm cung cấp các chiến binh được nước ngoài hậu thuẫn ở Syria, các thiết bị quân sự cũ của Israel và vũ khí bao gồm tên lửa chống tăng, xe quân sự, thiết bị pháo binh, và các thiết bị nhìn đêm.

Ả Rập Saudi hiện là nhà tài trợ vũ khí lớn nhất của phiến quân Syria.
Ả Rập Saudi hiện là nhà tài trợ vũ khí lớn nhất của phiến quân Syria.

Việc Ả Rập dùng tiền bán dầu tài trợ cho các nhóm được cho là khủng bố ở Trung Đông không phải là điều mới mẻ khi nhiều nhà phân tích đã từng lên tiếng tiết lộ rằng Ả Rập Saudi đang là nhà tài trợ lớn nhất cho các nhóm chiến binh được nước ngoài hậu thuẫn liên kết với al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác ở các nước Trung Đông, đặc biệt là tại Syria.

Gần đây nhất, trong cuộc phỏng vấn với Press TV ngày 3/8, chuyên gia về các vấn đề Trung Đông tại châu Âu, Saeb Shaath, cho rằng trong  những tháng gần đây Ả Rập Saudi đã tài trợ rất nhiều vũ khí cho các nhóm khủng bố hoạt động tại Syria và hiện là nhà tài trợ chính cho các "chiến dịch khủng bố" ở Iraq và Syria, gồm cả các nhóm liên kết với al-Qaeda.

Theo các nhà quan sát, mục tiêu thực tế của Ả Rập Saudi là loại bỏ chính quyền Bashar al-Assad vì nó là đồng minh của Iran và thay thế nó bằng một chính phủ cực đoan ủng hộ nước này. Điều này cũng sẽ cho phép Riyadh tăng áp lực trên chính phủ Iraq và để khuyến khích những lực lượng ủng hộ Saudi và ủng hộ phương Tây ở Li-băng chống lại Hezbollah.

Việc người được hậu thuẫn Ahmad Jarba được bầu là Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria, phe đối lập Syria, đã giúp tăng cường ảnh hưởng của Ả Rập Saudi lên phe đối lập Syria.

Sau khi được bổ nhiệm, Jarba công khai tuyên bố từ chối tham gia đàm phán hòa bình với chính quyền Assad - một động thái được giới phân tích xem là nhằm mục đích duy trì bạo lực, đẩy phiến quân Syria về phía nhà tài trợ lớn nhất của họ hiện nay để cầu viện vũ khí.

Trong khi đó, tờ McClatchy News còn cáo buộc Jarba làm gián điệp cho Ả Rập Saudi và cho biết việc ông này đắc cử đã đặt "vận mệnh của Syria nằm trong tay Ả Rập".

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Saudi Saud al Faisal đã bác bỏ mọi đề xuất giải quyết nội chiến ở Syria qua đàm phán và ông nói rõ ràng rằng Ả Rập Saudi chỉ muốn chính phủ Assad sụp đổ và một giải pháp tiếp theo là các phần tử ủng hộ Saudi sẽ chiếm một vị trí chủ đạo trong cơ cấu quyền lực mới ở Syria.

Do đó, Ả Rập Saudi đang làm hết sức mình để phá hoại Hội nghị Geneva-2.

Mỹ biết rõ nhưng vẫn làm ngơ

a
Hoàng tử Bandar bin Sultan - Giám đốc tình báo Ả Rập Saudi

Nhà phân tích Shaath cho rằng Mỹ biết rõ việc Ả Rập Saudi hỗ trợ cho các lực lượng khủng bố, nhưng là một thành viên trong liên minh với Mỹ và Israel, Washington chẳng những phớt lờ vụ việc này mà còn biến đồng minh lớn ở Trung Đông này thành "một căn cứ quân sự lớn của Mỹ dùng để tấn công các nước láng giềng".

Luận điểm này cũng được tờ Syria News nhắc tới khi nói rằng Washington đóng một phần trong các kế hoạch "gây nhiều cuộc đổ máu cho các nước xung quanh" Ả Rập vì quốc gia này sẽ không làm gì mà không tham khảo ý kiến của Washington lẫn Tel Aviv.

Theo  Press TV, Mỹ đã nhiều lần thừa nhận vai trò quan trọng của Ả Rập trong việc hỗ trợ các chương trình nghị sự của Washington tại một số quốc gia ở Trung Đông, và cũng không có gì là bí mật khi quốc gia này im lặng trước việc Israel chiếm đóng lãnh thổ của người Palestine trên Bờ Tây.

Điều này được xem là một bằng chứng về mối quan hệ liên minh gắn bó chặt chẽ giữa liên minh Mỹ-Israel-Ả Rập Saudi tại Trung Đông.

Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 7, Hoàng tử Bandar bin Sultan - Giám đốc tình báo Ả Rập Saudi đã có cuộc gặp gỡ các quan chức cấp cao của CIA và Nhà Trắng. Ông cũng đã có cuộc hội đàm bí mật với Tổng thống Barack Obama. Sau đó, Mỹ đã đồng ý giao cho Ả Rập độc quyền phụ trách các vấn đề liên quan tới Li-băng và Syria.

Vì vậy, chính phủ Mỹ đã cho phép đồng minh này tiếp tục gửi những kẻ khủng bố quốc tế tới Syria, bao gồm hàng trăm chiến binh phương Tây đã qua huấn luyện chiến đấu tại các nước Ả Rập.

Gây nhiều đổ máu tại Trung Đông

Mục tiêu của Ả Rập
Mục tiêu các hoạt động của Ả Rập tại Li-băng là buộc Hezbollah rời Syria.

Nhà phân tích Shaath cáo buộc Ả Rập Saudi kích động cuộc nội chiến tại Li-băng, gây ra sự hỗn loạn và bạo lực ở Iraq trong những năm 1990. Thậm chí, ông còn cáo buộc Ả Rập đã "thuyết phục Saddam Hussein tấn công Iran với sự giúp đỡ của Mỹ trong những năm 1980".

Syria News củng cố tuyên bố này khi cho biết, từ giữa năm 2012, Ả Rập đã yêu cầu Hoàng tử Bandar tiếp tục tham gia và tài trợ cho các cuộc xung đột trong một số quốc gia ở Trung Đông. Một số nguồn tin cho biết, một số quốc gia vùng Vịnh Ba Tư nói rằng Hoàng tử Bandar bin Sultan chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc xung đột bên trong Syria, Ai Cập, Iraq và Li-băng.

Tại Li-băng, một số phương tiện truyền thông Beirut đổ lỗi cho Ả Rập đứng sau vụ đánh bom tại ngoại ô phía nam thủ đô nước này hôm 9/7.

Theo các nguồn tin Li-băng, vụ tấn công được thực hiện bởi một cơ quan tình báo chuyên nghiệp chứ không phải của một nhóm khủng bố. Nó được xem như một phần nỗ lực của Hoàng tử Bandar trong kế hoạch làm suy yếu, gây áp lực buộc Hezbollah rút khỏi Syria.

Ả Rập Saudi, với lập trường không khoan nhượng, đang tiếp tục hỗ trợ cho các nhóm khủng bố và cực đoan ở Syria và đặt sự ổn định của thế giới, tương lai của Syria vào rủi ro.

Vũ khí của Ả Rập Saudi đã lọt vào tay của al-Qaeda, các nhóm liên kết với tổ chức này đang gây ra các vụ thảm sát ở Syria. Ngoài ra còn có một nguy cơ là những vũ khí này sẽ được sử dụng bởi các nhóm cực đoan trong các khu vực khác của thế giới, bao gồm cả các nước phương Tây, để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở đó.

Tuy nhiên, hầu hết các chính phủ trên thế giới không ủng hộ quan điểm của Ả Rập và không muốn những kẻ liên kết với al-Qaeda hoặc Taliban hiện diện ở Syria vì đó là một mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh toàn cầu, đặc biệt là châu Âu.

Đơn cử, trong chuyến đi gần đây tới châu Âu, Hoàng tử Bandar bin Sultan đã cố gắng thuyết phục tăng cường viện trợ cho phe đối lập Syria, nhưng đều bị từ chối yêu cầu này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại