Phát biểu với hãng tin Tân Hoa Xã hôm 5/9, nữ phát ngôn viên của bộ trên nói rằng trong số 70% dân nói được tiếng Trung, nhiều người chỉ nói được ở mức độ xoàng.
Bà cho biết việc thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ chính thức sẽ tập trung vào các vùng nông thôn và các khu vực có người dân tộc thiểu số. Lời thừa nhận trên được đưa ra vào lúc chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thống nhất ngôn ngữ tại đất nước có hàng nghìn thổ ngữ khác nhau, trong đó có rất nhiều ngôn ngữ dân tộc. Tiếng Quảng Đông và tiếng Phúc Kiến được dùng nhiều ở cấp vùng miền. Tiếng Trung, còn gọi là tiếng phổ thông, là một trong những loại ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới.
Từ nhiều thập niên qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khuếch trương tiếng Trung nhằm nỗ lực thống nhất ngôn ngữ tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nhưng các nỗ lực của chính phủ đã gặp trở ngại do lãnh thổ rộng và thiếu đầu tư vào giáo dục, nhất là ở nông thôn.
Năm 2010, tại Tây Tạng đã xảy ra biểu tình phản đối việc buộc dùng tiếng phổ thông ở các trường học. Những người biểu tình cho rằng việc áp dụng quy định đó khiến văn hóa và ngôn ngữ dân tộc họ bị phai nhạt.