Thanh niên Trung Quốc điên cuồng chạy theo mốt “đọ bố”

Anh Tuấn |

(Soha.vn) - Muốn sống tốt ở Trung Quốc Đại lục, bố phải làm to, có quyền và có tiền. Đây là quan điểm được tới hơn 80% thanh niên đồng ý trong một cuộc khảo sát ở Trung Quốc.

	Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc

Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc "lên mặt" với người khác vì có bố làm to. (Ảnh minh họa).

Tháng 10/2010, một thanh niên say rượu lái xe gây chết người, khi bị cảnh sát chặn lại, đã lớn tiếng thách thức: “Giỏi thì kiện đi, bố tao là Lý Cang”. Cậu thanh niên này cho rằng có bố làm công an đồng nghĩa với việc có thể thoát tội.

Mặc dù cuối cùng, ông Lý không cứu được cậu quý tử với án 6 năm tù, nhưng nó cũng phản ánh được thực trạng “đọ bố” ở Trung Quốc.

“Đọ bố” đã trở thành một từ được sử dụng thường xuyên trên các trang mạng Trung Quốc và đang trở thành thói quen của người dân nước này.

Người Trung Quốc ngày nay số đông đều thừa nhận ở đất nước này thông minh học giỏi, đỗ đạt trường danh tiếng và nỗ lực phấn đấu cũng không bằng “nhà mặt phố bố làm to”. Những người có tư cách “đọ bố” nhất là những thanh niên “giàu đời hai” và “quan đời hai”, sống trong nhung lụa, có bố mẹ là những người có tiền hoặc có quyền chức và được báo chí ca ngợi.

Phần đông thanh niên Trung Quốc đang chịu những áp lực về tâm lý, nhiều người cảm thấy một xã hội bất bình đẳng đang ngày càng hiện hữu khi những người “có bố để đọ” chẳng cần học hành hay năng lực gì cũng thừa sức có chân trong các cơ quan nhà nước hoặc công ty lớn, còn họ thì phải oằn mình thể hiện năng lực nhưng rồi cũng không đạt được.

Theo một điều tra của tờ Nhật báo Tuổi trẻ Trung Quốc, hơn 30% thanh niên sẽ “vác bố ra đọ” nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, 36% thừa nhận không có "bố tốt" để "đọ" và chỉ có 10% khẳng định sẽ cố gắng tự giải quyết.

Chẳng những “đọ bố ruột”, ở Trung Quốc gần đây còn thịnh hành chức danh “bố nuôi” - thường được các cô gái trẻ đẹp sử dụng để gọi các mạnh thường quân chăm sóc và chi tiền cho mình. Họ cũng không ngại khoe khoang những món đồ đắt tiền như trang sức hay xe hơi, thậm chí nhà cửa do “bố nuôi” tặng.

Ở Trung Quốc hiện nay, tuy không rõ những cô gái này phải "đổi" những gì, nhưng đã chẳng còn ai tin có “bố nuôi” theo nghĩa vốn có của nó nữa. Tất nhiên, người ta vẫn vác “bố nuôi” này ra đọ với những người mà “bố tôi đọ không nổi”.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại